NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
LỚP 11     EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
LỚP 11     EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
LỚP 11     EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


LỚP 11

Go down

LỚP 11     Empty LỚP 11

Bài gửi  nguyenvanlap Wed Oct 03, 2018 9:04 pm

Câu 1:
Nêu thành tựu cuả cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại ? Việt Nam đã tiếp thu và ứng dụng những thành tựu này như thế nào ?

 Thành tựu: SGK
 Việt Nam đã ứng dụng những thành tựu này vào các lĩnh vực:
 Công nghiệp:
 Thay thế nguyên liệu truyền thống bằng nguyên liệu mới
 Tự động hóa trong công nghiệp.
 Công nghệ sinh học: áp dụng trong y học.
 Công nghệ thông tin: dù là ngành trẻ nhưng đang được nghiên cứu và triển khai phát triển.
Câu 2: Vì sao cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại lại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước phát triển?
 Các nước này có:
 Quá trình công nghiệp hóa sớm nên có tiềm năng về kinh tế và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
 Khả năng đầu tư những nguồn vốn khổng lồ cho nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
Câu 3: Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, các nước phát triển, các nước đang phát triển, xu hướng toàn cầu hóa,  liên hệ thực tế Việt Nam thông qua ví dụ
_ Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu (SGK)
 Tác động đến các nước phát triển
 Dịch vụ trở thành  ngành có đóng góp lớn nhất trong GDP
 Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư đạt mức cao
 Tác động đến các nước đang phát triển
 Gia tăng tốc độ phát triển kinh tế: do tận dụng được sự chuyển giao công nghệ từ nước phát triển
 Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào một số ngành kinh tế, đạt được kết quả đáng kể
 Thay đổi cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đóng góp vào GDP
 Cải thiện cuộc sống
 Gia tăng khoảng cách giàu nghèo
 Tác động đến toàn cầu hóa
 Gia tăng các mối quan hệ trên tất cả các mặt đời sống, kinh tế-xã hội
 Trải rộng toàn thế giới những liên kết xuyên biên giới
 Thế giới trở thành thị trường chung
 Tạo cơ hội phát triển vượt bậc và mang đến những thách thức cho tất cả các quốc gia trên đường phát triển kinh tế-xã hội
Ví dụ đối với Việt Nam
 Các ngành mới: ví dụ khai thác dầu mỏ.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Ví dụ tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào GDP càng giảm.
 Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch: Ví dụ tỷ lệ lao động trong nông nghiệp càng giảm, lao động trong các ngành dịch vụ mới tăng: bưu chính viễn thông, bảo hiểm ngày càng phát triển.
Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới như thế nào?
 Cơ cấu kinh tế thế giới có sự thay đổi to lớn:
 Nền kinh tế thế giới:
• Tỉ trọng khu vực sản xuất vật chất giảm.
• Tỉ trọng khu vực sản xuất phi vật chất tăng.
 Nhóm nước đang  phát triển:
• Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng tăng.
• Tỉ trọng dịch vụ tăng.
• Tỉ trọng nông nghiệp giảm mặc dù thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp và công nghiệp.
 Nhóm nước phát triển:
• Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng giảm.
• Tỉ trọng công nghiệp với loại hình có hàm lượng kĩ thuật và công nghệ cao chiếm ưu thế.
Câu 5: Sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là gì ?
 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 1:
 Diển ra vào cuối thế kỉ XVIII.
 Đặc trưng: chuyển từ sản xuất thủ công sang cơ khí .
 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2:
 Diển ra từ nữa sau thế kỉ XIX.
 Đặc trưng: chuyển từ sản xuất cơ khí sang đaị cơ khí và tự động hóa.
 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
 Diển ra vào cuối thế kỉ XX.
 Đặc trưng xuất hiện và phát triển nhanh các công nghệ cao.
Câu 6: Tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đến kinh tế xã hội Việt Nam.
 Tác động tích cực :
 Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước để nhận chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, tạo điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh chóng => Nâng cao đời sống.
 Nâng cao nguồn lực sản xuất, giải phóng sức lao động. Từ đó làm thay đổi tỉ trọng trong các ngành kinh tế về lao động và đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân theo xu thế giảm các ngành sản xuất vật chất, tăng sản xuất phi vật chất.
 Phát huy được thế mạnh của các qg, tham gia vào quấ trình hợp tác và phân công lao động qte
 Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
 Tác động tiêu cực:
   + Nguy cơ tụt hậu về kt do trình độ xuất phát còn thấp
   + Khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ còn hạn chế
   + Cạnh tranh và sức ép cạnh tranh kt sẽ cao hơn
   + Trình độ quản lí còn thấp
Câu 7: Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức.
 Trong nền kinh tế tri thức, kiến thức và tri thức trở thành nguồn gốc và động lực cho sự phát triển. Tri thức khoa học phải là trung tâm.
 Nền kinh tế tri thức lấy công nghệ thông tin và truyền thông làm chủ đạo. Với đặc điểm nổi bật là sáng taọ linh hoạt.
 Nền kinh tế tri thức lấy thị trường toàn cầu là chu vi hoạt động.
 Nền kinh tế tri thức thì giáo dục- đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
 Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Câu 8: Đặc điểm của kinh tế tri thức (SGK): bảng 2.2
           Điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế tri thức.
 Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh chi việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ
 Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường đại học ...chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học
 Chú trọng phát triển công nghệ thông tin
 Coi trọng phát triển giáo dục- đào tạo, chú ý đào tạo nhân tài.
Câu 6: Điều kiện để Việt Nam tiếp cận nền kinh tế tri thức.
 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ.
 Tài năng trí tuệ và tri thức của người Việt Nam rất lớn, nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.
 Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng vững mạnh.
 Vị trí địa lí thuật lợi cho việc mở cửa, tiếp cận, giao lưu, hội nhập với nền kinh tế tri thức của khu vực và thế giới.
Câu 9: Hướng phát triển nền kinh tế tri thức của nhà nước trong tương lai.
 Đẩy mạnh giáo dục- đào tạo, xây dựng đội ngủ tri thức
 Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng phù hợp và linh hoạt với hoàn cảnh Việt Nam
 Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như; giáo dục, thông tin, tri thức.
 Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức cuả thế giới
 Đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công  nghệ sinh học
Câu 10: Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội thế giới.
 Quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và dịch vụ
 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng các ngành kinh tế kỉ thuật cao, giảm tỉ trọng các ngành kinh tế kỉ thuật thấp
 Tạo cơ hội cho nước kém phát triển rút ngắn giai đoạn phát triển, tiếp cận nhanh khoa học và công nghệ hiện đại, giảm chi phí nghiên cứu.
 Tạo việc làm mới, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường.
  Câu 11: Cho sơ đồ :
                                      cách mạng công nghệ                                                  cách mạng khoa học và công  
Nền kinh tế nông nghiệp                         Nền  kinh tế công nghiệp                                                  
                                                                                                                            nghệ hiện đại                                                                                                      
Nền kinh tế tri thức
Phân tích sơ đồ để thấy rằng: sự phát triển của khoa học kĩ thuật là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
- Nền kinh tế nông nghiệp là nền kt mà nguồn thu nhập và tích lũy chủ yếu dựa vào NN, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất và sản lượng thấp.
-Cuộc CMCN diển ra vào cuối thế kỉ 18 với hàng loạt những phát minh công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển Kt, nền KTNN chuyển dần sang nền KTCN
- Nền  kinh tế công nghiệp được đặc trưng bởi việc sử dụng rộng rải máy móc trong các ngành SX, năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giá trị sx công nghiệp chiếm trên 70% trong tổng giá trị SX công nông nghiệp.
- Cuộc CMKH và CNHĐ là giai đoạn phát triển tiếp theo của CMCN diển ra từ giữa TK 20 với sự xuất hiện và phát triển nhanh các công nghệ cao, dựa trên những thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.
- cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động mạnh mẽ và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền KT-XH thế giới, biểu hiện là:
+Khoa học công nghệ trở thành lực lượng SX trực tiếp
+ Thay đổi cơ cấu LĐ, tỉ lệ LĐ trí ốc tăng.
+Xuất hiện các ngành CN có hàm lượng tri thức cao
+Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài
+ Làm cho nền KT thế giới chuyển dần từ nền KTCN sang nền KTTT
- Nền kinh tế tri thức là nền KT mà nền tảng SX dựa vào tri thức, tri thức vừa là sản phẩm vừa là tư liệu SX
+ Nền kinh tế tri thức đước hình thành và phát triển dựa trên nền tảng 4 tru cột của cuộc CMKH và CNHĐ: CN sinh học, CN vật liệu, CN thông tin, CN năng lượng.
Câu 12A: Hiểu như thế nào là khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp? (hoặc hỏi:cách mạng khoa học công nghệ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Vai trò của khoa học- công nghệ trong nền kinh tế tri thức.)
 Trong nền kinh tế nông nghiệp: vai trò của khoa học còn yếu, không đáng kể.
 Trong nền kinh tế công nghiệp:
 Vai trò của khoa học đối với sự phát triển kinh tế: rất lớn, đóng góp của khoa học vào nền kinh tế các nước đạt 30-40% GDP.
 Khoảng ¾ mức tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ.
 Trong nền kinh tế tri thức thì công nghệ cao là lực lượng sản xuất đứng đầu, lấy kiến thức là chổ dựa chủ yếu
 Trước đây khoa học chỉ tham gia vào quá trình sản xuất thông qua việc tạo ra công nghệ phương pháp sản xuất
 Hiện nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
 Khoa học đã trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp công nghệ cao)
 Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các khu công nghệ cao được thành lập để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho khoa học công nghệ sát nhập làm một.
 Phòng thí nghiệm đồng thời là nhà máy, nơi đó sản xuất ra các dược phẩm mới, các vi mạch, các phần mềm.
Câu 12B: Nguyên nhân làm xuất hiện kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được thể hiện qua các ngành kinh tế nào?
Nguyên nhân
Sự ra đời và tác động cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Nhu cầu phát triển đa dạng của xã hội
Sự phát triển nhanh cuả giáo dục
Sự phát triển nhanh của xu hướng toàn cầu hóa.
Kinh tế tri thức được thể hiện qua các ngành kinh tế
 Các ngành trụ cột: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học.
 Các ngành kinh tế khác: kế toán, kiến trúc, điều tra, thăm dò, các dịch vụ xây dựng khác, ngân hàng tài chính, máy tính và các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, thiết kế, môi trường (quy chế khử bỏ chất thải, giám sát), quản lí các phương tiện, bảo hiểm, tuyển mộ lao động và cung cấp các nhân viên kĩ thuật, pháp luật, tư vấn quản lí, bất động sản, viễn thông, thiết chế, chế tạo kĩ thuật đào taọ và công nghệ.
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết