NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
ĐỊA 12     EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
ĐỊA 12     EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
ĐỊA 12     EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA 12     EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA 12     EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA 12     EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA 12     EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA 12     EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA 12     EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


ĐỊA 12

Go down

ĐỊA 12     Empty ĐỊA 12

Bài gửi  nguyenvanlap Mon Oct 08, 2018 9:54 pm

1. Khái quát đặc điểm hình dáng lãnh thổ và địa hình nước ta
- Hình dáng lãnh thổ nước ta hẹp ngang, kéo dài trên nhiều vĩ tuyến.
- Địa hình:
+ Đất nước nhiều đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
2. Phân tích ảnh hưởng
a) Ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu
- Hình dáng lãnh thổ kéo dài trên 15độ vĩ tuyến là cơ sở để tạo nên sự phân hóa Bắc - Nam của khí hậu:
+ Miền khí hậu phía Bắc: khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 24độC, nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ thấp đáng kể, phổ biến trong khoảng 14độ - 18độC, biên độ nhiệt trung bình năm lớn, trên 10độC.
+ Miền khí hậu phía Nam mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 29độC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ (từ 3 - 4độC), gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, từ đông sang tây nơi rộng nhất là 70 kinh tuyến nơi hẹp nhất chỉ có 50km (Quảng bình). Đặc điểm này cùng với hình dáng đường bờ cong hình chữ S, kéo dài 3260km đã tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền, mang lại lượng mưa lớn trong cả nước.
b) Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu
* Độ cao địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là độ nhiệt.
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi (ở miền Bắc dưới 600 - 700m, miền Nam dưới 900 - 1000m).
- Do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi nên ngoài sự phân hóa theo chiều Bắc Nam, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao khá rõ.
+ Đai nhiệt đới gió mùa (600 - 700m ở miền Bắc, dưới 1000m ở miền Nam).
Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền Bắc: 600 - 700m đến 2600m; miền Nam: 900 - 1000m đến 2600m): khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25độC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng lên.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15độC, mùa đông xuống dưới 50C.
- Theo quy luật đai cao cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,6độC. Vì vậy, những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước (Sa Pa nhiệt độ trung bình năm 15,2độC so với nhiệt độ trung bình cả nước là 23độC).
* Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu.
- Ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình đến các đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc - Đông Nam thấp dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến tính lục địa của các địa phương không thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa khác hẳn với các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phí, Bắc Phi.
- Ảnh hưởng của hướng núi đến sự phân hóa, khí hậu theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây.
+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có lượng mưa thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta khoảng 600 - 700mm).
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn so với khu Đông Bắc. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông kéo dài 3 tháng, nhiệt độ trung bình ở các địa điểm cùng độ cao so với Tây Bắc thường thấp hơn 2 - 3độC. Trong khi đó ở khu vực Tây Bắc, mùa đông ấm áp hơn, số tháng lạnh chỉ còn 2 tháng (ở vùng thấp).
Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên cao, mưa ít. Sang mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều (điều này thể hiện rất rõ ở khu vực Bắc Trung Bộ mùa mưa thường chậm dần so với mùa mưa cả nước, vào khoảng tháng 9 - 12 hằng năm).
Hương Tây - Đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió Đông Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn phía bắc (phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra nhiệt độ trung bình năm trên 20độC, có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C trong khi phần lãnh thổ phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào nhiệt độ trung bình năm trên 20độC, không có tháng nào nhiệt độ dưới 20độC).
+ Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, vùng đồng bằng ven biển Quảng Ninh, duyên hải Thừa Thiên - Huế là những nơi mưa nhiều nhất nước ta (2400- 2800mm), trong khi những nơi khuất gió như thung lũng sông Cả, sông Mã, sông Ba lượng mưa trung bình năm rất thấp(800 - 1200mm).
+ Một số loại gió khác cũng gây mưa, nhưng lượng mưa không đáng kể như gió mùa Đông Bắc vào thời kì cuối mùa đông, gió biển ở các địa phương ven biển…
- Mưa do rông và dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực duyên hải Trung Bộ.
2. Mùa mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ lại vào thu đông vì:
Khi gió Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn không mang mưa cho vùng duyên hải mà mưa ở duyên hải miền Trung chủ yếu là do gió hướng Đông Bắc kết hợp với bão và dải hội tụ nhiệt đới.
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết