NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu:

Go down

Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu: Empty Quy luật về các hiện tượng nhịp điệu:

Bài gửi  nguyenvanlap Sun Sep 02, 2012 9:14 pm

1. Khái niệm:
Sự lặp lại nhiều lần theo thời gian của thể tổng hợp các hiện tượng phát triển theo cùng một hướng gọi là nhịp điệu. Các hiện tượng có nhịp điệu khác nhau là một biến dạng độc đáo của vòng tuần hoàn trong LLE.
Theo Kalesnik, việc người ta phân chia hai dạng nhịp điệu sau đây là hợp lí:
(i) Các nhịp điệu theo thời kì: là các nhịp điệu có khoảng thời gian kéo dài đồng nhất. Thí dụ, thời gian Trái Đất quay xung quanh trục của nó, thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
(ii) Các nhịp điệu chu kì: là các nhịp điệu có thời hạn hay thay đổi. Thí dụ, số lượng các vết đen trên Mặt Trời lớn nhất (tức là các lốc quang cầu, kèm theo các bão từ mạnh) từ trung bình 11 năm lặp lại một lần, nhưng khoảng thời gian thực tế giữa hai thời kì gần nhau là 9 - 14 năm; khoảng thời gian trung bình của hai chu kì là 22 năm, nhưng khoảng thời gian thực tế là 19 đến 25 năm.
Theo Isachenko, tính có nhịp điệu của các hiện tượng địa lí đã được xác định trong tất cả các hợp phần của LLE. Như vậy, tính có nhịp điệu có thể coi là động lực quá trình tiến hóa của LLE, là một hợp phần quan trọng không thể tách rời trong cấu trúc chức năng của LLE. Người ta có thể dựa vào đặc tính của nhịp điệu để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các tổng thể thiên nhiên, bởi vì các tổng thể thiên nhiên khác nhau không chỉ biểu hiện ở các đặc điểm kết hợp của các hợp phần cấu tạo (địa hình, thổ nhưỡng, thực vật ...) mà còn biểu hiện ở đặc tính có nhịp điệu.

2. Nguồn gốc phát sinh và độ dài thời gian của các nhịp điệu.
Việc nghiên cứu các hiện tượng có nhịp điệu phổ biến trong tự nhiên vô cơ và hữu cơ của LLE đang vấp phải nhiều khó khăn là ở chỗ các hiện tượng nhịp điệu có nhiều, khoảng dài của chúng khác nhau và nguồn gốc phát sinh của chúng không đồng nhất.
Nhìn chung các hiện tượng có tính nhịp điệu xuất phát từ các nguồn gốc địa vật lí do Mặt Trời và nguồn gốc thiên văn. Độ dài thời gian nhịp điệu ngắn nhất là một ngày đêm, dài nhất là năm Thiên Hà.

3. Các hiện tượng nhịp điệu cơ bản.
a. Phân loại.
(i) Phân loại theo thời hạn: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa, nhịp điệu nội thế kỉ, nhịp điệu siệu thế kỉ, nhịp điệu địa chất.
(ii) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: căn cứ vào nguyên nhân làm cơ sở cho tính nhịp điệu các quá trình trong LLE, Snitnikov (1968) phân biệt 4 loại hình nhịp điệu cơ bản sau đây:
1. Các nhịp điệu nguồn gốc địa vật lí do Mặt Trời nghĩa là gây nên bởi những thay đổi trong khí quyển của Mặt Trời (Sự hình thành những vết đen, những tai lửa...). Những thay đổi này dẫn đến sự làm nhiễu loạn từ trường của Trái Đất, hoàn lưu của khí quyển và tác động vào nhiều quá trình khác. Những nhịp điệu quen thuộc là nhịp điệu 11 - 23 năm. Chúng thể hiện trong những dao động của khí hậu, các quá trình thủy văn, đóng băng biển và các quá trình sinh vật (đặc biệt được ghi lại trong các vòng năm của cây) và ngay cả trong hoạt động địa chấn.
2. Các nhịp điệu có bản chất thiên văn và gây nên những thay đổi trong sự chuyển động của Trái Đất theo quỹ đạo dưới ảnh hưởng của các hành tinh khác (những dao động tâm sai của quỹ đạo, độ lệch của trục Trái Đất đối với mặt phẳng của quỹ đạo...). Những nhiễu loạn này ảnh hưởng đến sự chiếu sáng Trái Đất bởi Mặt Trời và dĩ nhiên đến khí hậu.
3. Các nhịp điệu cũng có nguồn gốc thiên văn, nhưng gắn liền với sự chuyển vị của các vật thể trong hệ thống Trái Đất - Mặt Trời - Mặt trăng, do đó xuất hiện sự không đồng đều của lực hấp dẫn và sự thay đổi của lực sinh thủy triều.
4. Các nhịp điệu địa chất lâu dài nhất mà bản chất vẫn còn chưa biết rõ, nhưng chắc có lẽ cũng có liên quan với các nhân tố thiên văn, song biểu hiện trước hết trong các quá trình địa chất. Chu kì địa chất lớn nhất với thời hạn 165 - 180 triệu năm chắc hẳn trùng với năm thiên hà, nghĩa là thời gian quay trọn một vòng của hệ Mặt Trời xung quanh trục thiên hà của nó.

b. Các nhịp điệu cơ bản.
Dựa vào nguồn gốc phát sinh và độ dài thời gian có thể phân biệt các nhịp điệu cơ bản sau đây:

i) Nhịp điệu ngày đêm: Nhịp điệu ngày đêm có nguồn gốc bản chất thiên văn, nó điều khiển hoạt động của thực vật, động vật và cả con người. Theo quan điểm sinh thái, nhịp điệu ngày đêm có ở tất cả các cơ thể sống từ hoạt động của tế bào, sinh vật đơn bào đến các loài thú và con người.
− Nhịp điệu ngày đêm ở cơ thể đơn bào: Thể hiện rõ ở trùng roi (Euglena), ban ngày chúng bơi lên mặt nước, ban đêm lặn xuống.
− Nhịp điệu ngày đêm ở thực vật đa bào: ở một số loài cây thuộc bộ đậu (Fabales), khi Mặt Trời lặn, lá cụp xuống đi ngủ, ban ngày lá vươn ra ánh sáng thực hiện chức năng quang hợp, ban đêm lá gập lại che dấu các lỗ khí để hạn chế tiêu phí năng lượng.
− Nhịp điệu ngày đêm ở động vật đa bào: có động vật hoạt động ban ngày (gà, các loài chim sẻ, chuột vàng…) và động vật hoạt động ban đêm (dơi, lợn rừng, cú vọ, bướm đêm…). Tuy nhiên cũng có những động vật hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm tương nhau và có thời kì thức ngủ luân phiên (cá chiên, cá hồi, chuột đồng, chồn ...).
− Nhịp điệu ngày đêm ở người: Các quan sát trên cơ thể người trưởng thành cho thấy nhiều quá trình sinh lý diễn ra theo nhịp điệu ngày đêm như nhịp điệu về thân nhiệt, hô hấp, co bóp tim, áp lực động mạch... Nhịp điệu ngày đêm của nhiều quá trình sinh lý thích nghi với các nhịp điệu chiếu sáng khi các nhịp điệu đó trùng với thời gian ngủ và thức. Ở những người mới bắt đầu làm ca đêm, cơ thể thấy mệt mỏi hơn. Thời gian thích ứng phải kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
− Nhịp điệu ngày đêm ở LLE: không chỉ riêng các lớp hợp phần cấu tạo (thực vật, động vật ...) mà cả bộ phận cấu tạo của LLE cũng hoạt động theo nhịp điệu ngày và đêm. Người ta có thể lội qua dễ dàng các con sông miền núi do băng hà cung cấp nước vào lúc ban sáng khi nước sông còn ít, nhưng điều đó không thể thực hiện được vào lúc quá trưa khi mực nước sông dâng cao. Sự nóng lên của đá vào ban ngày và sự nguội lạnh của nó vào ban đêm tạo thành nhịp điệu ngày đêm của quá trình phong hóa bề mặt thạch quyển. Nhịp điệu như vậy cũng vốn có ở các quá trình hình thành thổ nhưỡng. Gió brizơ và gió thung lũng chẳng qua là sự biểu hiện của nhịp điệu ngày đêm thông qua vận động của không khí dưới tác dụng của sự làm nóng lên và sự làm lạnh đi. Cũng do nguyên nhân nói trên, người ta đã quan sát thấy sự hô hấp của thủy quyển: ban đêm nước lạnh hấp thụ các khí, ban ngày nước nóng tách các khí đó ra (Solntev, 1960).

ii) Nhịp điệu thủy triều.
Nhịp điệu thủy triều ở các đại dương gắn liền với các chu kì quay của Mặt trăng quanh Trái Đất (29 ngày rưỡi) và của Trái Đất so với Mặt trăng (24 giờ 50 phút). Trong khoảng 24 giờ 50 phút đó có hai con nước lớn và hai con nước ròng. Tuy nhiên, do nhiều nhiễu động nên ta thấy ở thủy quyển các hiện tượng triều lên và triều xuống mang tính đa dạng. Các chuyển động phổ biến nhất xảy ra theo khoảng thời gian là 12 giờ.
Chúng đổi hướng 4 lần trong 24 giờ chuyển từ điểm cực tiểu sang cực đại và ngược lại. Điểm khởi đầu của các pha triều lên và triều xuống lệch nhau mỗi ngày khoảng 50 phút. Nước triều mạnh nhất xảy ra trong thời kì sóc vọng, nghĩa là khi Trái Đất, Mặt trăng và Mặt Trời nằm ở vị trí thẳng hàng và các lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng lồng vào nhau. Mỗi tháng có hai lần vào ngày không trăng và ngày trăng tròn triều đạt độ cực đại gọi là triều cường.
Những sinh vật sống ở vùng chịu tác động của triều lên xuống gọi là các sinh vật vùng triều. Các sinh vật vùng triều đã có những đặc điểm thích nghi với các điều kiện đặc biệt của môi trường ở đây, tạo nên những nhịp điệu thủy triều. Thí dụ, nhiều loài giun dẹp rút vào cát hay chui lên rất khớp với nhịp điệu triều lên xuống; Hoạt động của con người cũng thích nghi với nhịp điệu thủy triều trong việc đánh bắt hải sản, đi lại trên biển ...

iii) Nhịp điệu tuần trăng.
Ở nhiều nước người ta tính lịch ngày tháng theo tuần trăng. Tháng 30 ngày (chính xác là 29,53 ngày) gọi là tháng âm lịch. Tháng âm lịch có hai thời kì trăng tròn và không trăng, mỗi kỳ là 14,77 ngày (tính tròn là 15 ngày). Những nhịp điệu này ảnh hưởng đến chu trình sinh sản của một số loài động vật. Ở Bắc Hải, có những loài giun nhiều tơ nổi lên mặt nước vào những ngày cuối cùng của thượng huyền và vào ngày đầu tiên của tuần trăng tròn, trong khi những loài khác ngoi lên vào những ngày đầu của kỳ trăng non. Thời gian nổi lên mặt nước là lúc giun nhiều tơ đã chín về sinh dục, giun cái nổi lên trước đẻ trứng và giun đực tưới tinh trùng lên đó. Mỗi năm giun nổi lên mặt nước một lần vào những tháng nhất định tùy theo loài, thường là tháng X hoặc tháng XI dương lịch. Cư dân ở các vùng đảo, bờ biển biết ngày giun nổi đã vớt về ăn và bán ở thị trường.

iv) Nhịp điệu mùa và năm.
Ở các vùng, khí hậu có sự thay thế theo mùa trong năm, nhịp điệu hoạt động sống của sinh vật phù hợp với nhiệt độ của khí hậu.
Sự thay đổi trạng thái của cảnh quan trong thời gian của năm là đặc tính vốn có của bất kì đới cảnh quan nào. Chỉ có sự thay đổi đó thể hiện rõ rệt hơn ở những đới này và yếu ớt hơn ở những đới khác. Ở các xứ nóng, chủ yếu bởi chế độ ẩm không khí, còn các miền cực chế độ ánh sáng (ngày và đêm kéo dài) đóng một vai trò lớn.
Nhịp điệu hàng năm diễn ra trong LLE có thể phát hiện được một cách dễ dàng qua sự tiến triển hàng năm của các yếu tố khí hậu, các hiện tượng thủy văn (sự đóng băng, sự tan băng, nước lũ, nước cạn), của các quá trình hình thành đất và các quá trình địa mạo, qua sự di cư của cá và sự bay đi nơi khác của chim, qua sự ngủ đông hay ngủ hè của một số động vật, qua sự thay đổi trạng thái của thực vật (Kalesnik).
Thí dụ, theo tài liệu nghiên cứu của Tsermnui và Iukin thì ở các miền cực sự hình thành cacxtơ chỉ xảy ra vào thời kì nóng của năm.
Có những động vật lẫn tránh các điều kiện sinh thái không thuận lợi của môi trường (như sự lạnh lẽo, thiếu thức ăn...) bằng cách di chuyển sang các cảnh quan khác. Cũng có những động vật thích ứng về mặt sinh lí với các điều kiện sinh thái không thuận lợi bằng cách rơi vào trạng thái tiềm sinh.
− Hiện tượng ngủ hè: tương ứng với thời kì khô hạn cùa năm và có tính chất đặc trưng đối với động vật các miền nhiệt đới (loài cá phổi).
− Hiện tượng ngủ đông: là trạng thái đờ đẫn của động vật vào thời kỉ lạnh lẽo của khí hậu mùa đông (sóc, nhím, dơi, gấu nâu, thằn lằn, sâu bọ, rắn và nhiều loại khác nữa, trừ chim). Trong khi ngủ nhiệt độ thân thể của chúng hạ xuống, sự hô hấp chậm lại và không điều hòa làm giảm một cách đột ngột việc sử dụng ôxy và việc bài tiết CO2, thành phần của máu thay đổi...
− Hiện tượng di trú ở chim: là một trong những biểu hiện đặc sắc và kỳ lạ trong nhịp điệu của năm sinh giới. Ở miền phụ cận Moscow, qua nhiều năm theo dõi người ta thấy phần lớn chim én bay đến vào ngày 17 tháng V và cất cánh ra đi ngày 11 tháng VIII hàng năm. Ở California, người ta lấy ngày 19 tháng III là ngày đầu xuân vì đúng hôm đó chim nhạn từ Nam Mỹ trở về. Nhịp điệu cũng là nhịp điệu bên trong của sinh giới, đặc biệt là chu kì sinh sản. Những động vật ở bán cầu Nam được nuôi trong các vườn thú ở bán cầu Bắc, sinh sản ngay cả vào mùa thu và mùa đông, tức là mùa xuân và mùa hè ở quê hương chúng.
Hoạt động sản xuất của con người cũng diễn biến theo nhịp điệu mùa thông qua việc bố trí thời vụ gieo cấy, đánh bắt,... do tính bền vững của nhịp điệu năm ở các sinh vật, đặc biệt con người, ở các lãnh thỗ khác nhau cần phải cân nhắc việc nhập nội các cây con cho thích nghi với môi trường . Ngay cả các hoạt động quân sự, các hoạt động kinh tế (giao thông, xây dựng...) cũng phụ thuộc khá nhiều về nhịp điệu mùa.

v) Nhịp điệu nội thế kỉ.
Thể hiện rõ ràng nhất ở các nhịp điệu cho chu kì thời gian dài 11 - 20 - 50 năm. Theo Sostakovits (1934), các lớp thành tạo chất vôi stromatolit biểu hiện rất rõ sự lặp lại theo chu kì 11 năm. Tính chu kì như vậy cũng thấy ở các vòng tròn trong thân cây gỗ, ở trầm tích bùn của các hồ, sự sinh sản hàng loạt của châu chấu và các sinh vật khác.
E.A.Brucker (1980) còn xác định rằng hầu như khắp nơi trên Trái Đất khí hậu đã trải qua sự dao động theo chu kì có khoảng dài trung bình 30 - 35 năm, trong thời gian này, loạt các năm ẩm và lạnh được thay thế bằng loạt các năm ấm và khô. Snitrikov đã tìm ra sự dao động của nước hồ Xaima theo nhịp điệu 20 - 30 năm, của mực nước hồ Ladoga theo nhịp điệu 29 - 30 năm, sự dao động về lượng nước của các hồ ở Cazactan và tây nam Sibir từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ thứ XX theo chu kì 30 năm.
Nguyên nhân của sự dao động nhiệt ở những thí dụ dẫn chứng ở trên là sự thay đổi cường độ lưu thông chung của không khí bắt nguồn từ sự thay đổi có nhịp điệu tích cực của Mặt Trời. Người ta phỏng đoán rằng chu kì thay đổi khí hậu, sở dĩ có được là do sự hình thành các vết đen của Mặt Trời theo các chu kì 8 năm và 11 năm.

vi) Nhịp điệu ngoài phạm vi thế kỉ.
Theo Kalesnik nhịp điệu ngoài phạm vi thế kỉ biểu hiện đặc biệt rõ bằng khoảng thời gian dài 1800 - 1900 năm. Kết quả nghiên cứu của Snitrikov (1957, 1969...) cho thấy mỗi chu kì như vậy bao gồm 3 pha tách biệt nhau: pha tiến, pha lùi, pha chuyển tiếp.
− Pha tiến: là một pha có khí hậu mát mẻ và ẩm ướt, phát triển nhanh nhưng chỉ kéo dài khoảng 300 - 500 năm.
− Pha lùi: hay pha có khí hậu khô hạn và nóng bức kéo dài khoảng 600 - 800 năm được phát triển một cách chậm chạp.
− Pha chuyển tiếp giữa pha lùi và pha tiến: bao chiếm thời kì trung gian vào khoảng 700 - 800 năm.
O. Patterson (1914) còn khám phá ra các chu kì ngoài phạm vi thế kỉ có liên quan tới những thay đổi của sức sinh thủy triều. Cứ vào khoảng 1.800 năm, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất lại ở cùng một mặt phẳng và trên cùng một đường thẳng. Khi đó khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất trở thành nhỏ nhất (điểm gần Mặt Trời), trong thủy quyển sự cân bằng của các khối nước bị phá hủy mạnh mẽ nhất. Hiện tượng như vậy xảy ra vào những năm 2100 và 360 BC vào năm 143 AC. Trong các điều kiện này, vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về các sóng triều bên trong mà ảnh hưởng có thể gây ra những thay đổi nhanh chóng về các tính chất của nước biển như nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng theo hướng thẳng đứng (Snitrikov, 2964). Sự đưa lên bề mặt đại dương các khối nước lạnh ở dưới sâu hay sự chìm xuống của chúng kéo theo sự làm lạnh hay sự hun nóng khí quyển. Hiện tượng như vậy giải thích các dao động có tính nhịp điệu của khí hậu có tác dụng tới các hợp phần cấu tạo của LLE.

vii) Nhịp điệu địa chất.
Nhịp điệu địa chất thuộc về nhịp điệu siêu thế kỉ thể hiện bởi các chu kì địa chất. Những tài liệu khách quan về lịch sử địa chất đã từ lâu buộc phải phân chia lịch sử phát triển Trái Đất thành từng pha, nghĩa là phân chia thời kì vào khoảng 600 triệu năm gần đây thành 3 giai đoạn chính: Caledoni (Cambri, Odovic, Silua) dài 200 triệu năm, Hecxini (Devon, Cacbon, Pecmi) dài 150 - 190 triệu năm và Anpi (đại MZ và KZ) dài gần 240 triệu năm. Thời kì bắt đầu của mỗi giai đoạn đều đánh dấu bằng sự hạ xuống chung của vỏ Trái Đất và thời kì kết thúc bằng sự nâng lên chung của nó.
- Vào thời kì hạ xuống: chế độ biển thống trị và khí hậu có tính chất tương đối đồng nhất.
- Vào thời kì nâng lên: có sự mở rộng của bề mặt đất nổi, các vận động uốn nếp và tạo núi, và khí hậu có sự phân dị.
Cũng không thể tách rời khỏi các chu kì địa chất các nhịp điệu trong sự phát triển của sinh giới. Đó là các làn sóng thay thế nhau theo thời gian, mỗi làn sóng đó bao trùm thời kì xuất hiện các nhóm sinh vật đặc biệt, thời kì phồn vinh và thời kì suy vong của chúng. Theo D. N. Sobolev (1924 ,1927), trong sự phát triển của sinh vật có thể vạch ra các kỉ nguyên hay các làn sóng đời sống như sau: lớp bọ ba thùy (Angon - Odovic), cá có giáp (Silua - Devon), lớp lưỡng cư và rắn (Cacbon - Triat), rắn Trung sinh (Jura - Creta) chiếm lĩnh cả đất nổi, nước và không khí, lớp có vú (KZ).
Về thực vật người ta cũng phân chia ra kỉ nguyên của lớp tảo (giữa Devon), lớp dương xỉ (giữa Pecmi), lớp hạt trần (giữa Creta), lớp hạt kín (từ đầu Creta đến nay). Các làn sóng đời sống này phụ thuộc các chu trình lớn vận động tạo núi làm thay đổi hoàn toàn môi trưòng sống của sinh giới.

4. Những nhận xét về qui luật nhịp điệu.
a) Tính nhịp điệu của các hiện tượng là dạng hô hấp độc đáo của LLE như một hệ thống toàn vẹn.
b) Do tính thường thay đổi về mặt cấu trúc trong không gian nên LLE phản ứng một cách không đồng đều đối với tác dụng bên ngoài xảy ra cùng một lúc hay từng thời kì.
c) Các hiện tượng có nhịp điệu cũng như các vòng tuần hoàn của vật chất không có tính đóng kín.
d) Những biểu hiện địa lí của các nhịp điệu cực kì phức tạp và hoàn toàn không phải bao giờ cũng rõ rệt.
e) Trong các hoạt động của LLE một số hiện tượng nhịp điệu có tính chất tự dao động, nghĩa là gây nên không phải bởi những nguyên nhân bên ngoài, mà bởi những qui luật riêng hay bên trong vốn có của những hợp phần và quá trình nào đấy (Isachenko).
f) Những thay đổi nhịp điệu thuộc bất kể loại nào đều không phải là những thay đổi tách biệt và chu trình có thời gian càng lâu thì các tổng thể thiên nhiên càng ít có khả năng quay trở lại trạng thái trước kia.
g) Một số nhà khoa học chỉ thừa nhận các nhịp điệu của ngày và của năm, còn các nhịp điệu khác trong chừng mực nào hãy còn nằm trong phạm vi đáng hoài nghi.

5. Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu qui luật về các hiện tượng có tính nhịp điệu giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề lí thuyết và thực tiễn.
− Ý nghĩa của các nhịp điệu hình thành trong hàng nghìn năm đặc biệt vĩ đại đối với các thành phần sinh vật của LLE. Theo Solirsev (1961), các nhịp điệu ngày nay trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại bình thường của các sinh vật.
− Sự nhận thức được các qui luật về nhịp điệu hứa hẹn những triển vọng quí báu cho việc khởi thảo những nguyên tắc dự đoán bước tiến triển của các quá trình địa lí, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với khoa học cũng như thực tiễn.
− Giúp cho con người tác động lên các nhịp điệu ngày đêm của cây trồng, gia súc theo chiều hường làm tăng các nhịp điệu sinh trưởng, sinh lí sẽ có lợi cho việc tăng năng suất.
− Hiểu biết các nhịp điệu hoạt động ngày đêm và theo mùa của những động vật có hại (sâu bọ, bọ chét, gậm nhấm...) có thể giúp con người phòng chống có hiệu quả hơn bằng biện pháp sinh học.
Lê Thanh Long @ 13:13 20/01/2011
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết