NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

Go down

SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO Empty SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH SÁCH ĐỊA 11 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

Bài gửi  nguyenvanlap Mon Dec 13, 2010 2:15 pm

SO SÁNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO
MÔN: ĐỊA LÝ THPT – KHỐI 10

A- PHẦN CHUNG CỦA 2 CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI THẾ GIỚI

Chủ đề 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước
1. Kiến thức:
* Nhận biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước: nước phát triển, nước đang phát triển, nước công nghiệp mới (NICs)
- Các nước có ự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội các nước được xép thành nước phát triển và nước đang phát triển.
- Sự tương phản giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển:
 Đặc điểm phát triển dân số
 Các chỉ số xã hội
 Tổng GDP và bình quân GDP/người
 Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực.
-Nước công nghiệp mới (NICs): nước đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp.
* Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ.
-Hiện nay có sự bùng nổ công nghệ cao dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.
-Bốn công nghệ trụ cột:
* Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế:xuất hiện ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
-Xuất hiện nhiều nghành công nghiệp mới, hàm lượng tri thức cao; các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp và nông nghiệp.
-Nền kinh tế tri thức: dựa vào tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào bản đồ, nhận xét sự phân bố của các nhóm nước theo GDP/người.
- Phân tích bảng số liệu về: bình quân GDP/người, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của từng nhóm nước.
Chủ đề 2: Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
1. Kiến thức:
* Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá
-Toàn cầu hóa: là quá trình lien kết các quốc gia trên thế giới ơ nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế.
-Biểu hiện:
 Phát triển thương mai thế giới-tăng số lượng thành viên và tăng vai trò cử tổ chức Thương mại Quốc Tế (WTO)
 Tăng đầu tư quốc tế
 Mở rộng thị trường tài chính
 Tăng vai trò của các công ty xuyên quốc gia.
- Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế
 Tích cực: tăng trưởng kinh kế, tăng cường hợp tác kinh tế.
 Tiêu cực: tăng khoảng cách gữa nước giàu và nước nghèo.
- Trình bày được biểu hiện của khu vực hoá kinh tế
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
 Lí do: các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác
 Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: ASEAN, APEC, EU
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Thế giới để nhận biết phạm vi của các liên kết kinh tế khu vực: Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương (APEC), Liên minh châu Âu(EU), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò quốc tế củ các liên kết khu vực: số lượng các nước thành viên, số dân, GDP
Chủ đề 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
1. Kiến thức:
* Giải thích được hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, già hoá dân số ở các nước phát triển
- Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển:
 Chiếm 80% dân số và 95% số dân giang tăng hang năm của thế giới.
 Nguyên nhân: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao
 Già hóa dân số ở các nước phát triển: có dân số già, tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng chậm.
* Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả.
- Dân số của thế giới:
 Tăng nhanh
 Phần lớn dân cư tập trung ở các nước đang phát triển
 Có xu hướng già hóa dân số
- Nước đang phát triển:
 Dân số trẻ dô tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
 Hậu quả: thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Nước phát triển:
 Dân số già do tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp
 Hậu quả: thiếu nhân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế-xã hội và tác động đến chất lượng cuộc sống.
* Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từnh loại môi trường và hậu quả; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môt trường.
- Ô nhiễm không khí:
 Do con người thải khối lượng lớn khí thải
 Hậu quả: nhiệt độ không khí tăng, tầng ô dôn bị mỏng đi, có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu bị biến đổi.
- Ô nhiễm nước:
 Do chất thải chưa xử lí dưa trực tiếp vào các sông, hồ, biển
 Nguồn nước sạch trở nên khan hiếm.
 Biển và đại dương bị ô nhiễm nên suy giảm tài nguyên
- Suy giảm đa dạng sinh vât:
 Do khai thác quá mức, nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
- Bảo vệ môi trường tự nhiên: là bảo vệ môi trường sống của con người.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình
 Xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố gây mất ổn ddingj xã hội, thiệt hại về người và của, nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
 Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần hợp tắc giữ gìn hòa bình khu vực
2. Kĩ năng:
Thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu: bùng nổ dân số, già hoá dân số thế giới, ô nhiễm môi trường nước, suy giảm đa dạng sinh vật.

Chủ đề 4: Một số vấn đề của châu lục và khư vực
Nội dung 1: CHÂU PHI
1. Kiến thức:
* Biết được tìm năng phát triển kinh tế của các nước ở châu Phi
- Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản
- Tiềm năng về con người
* Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế-xã hội ở các quốc gia ở châu Phi
- Chất lượng cuộc sống của người dân rất thấp, chỉ số HDI thuộc loại thấp nhất thế giới. Cần cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Nhiều nơi của châu Phi thường xảy ra chiến tranh, xung đột. Cần ổn định để phát triển.
- Hậu quả của chủ nghĩa thực dân.
* Ghi nhớ địa danh: Nam Phi
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế-xã hội của châu Phi
- Sử dụng bảng số liệu để so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi (năm 2005) với các khu vực, châu lục khác trên thế giới
- Phân tích bảng số liệu để thấy được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước châu Phi
Nội dung 2. KHU VỰC MĨ LA-TINH
1. Kiến thức:
* Biết được tìm năng phát triển kinh tế của các nước Mĩ La-Tinh
-Tiềm năng về tài nguyên
-Tiềm năng về con người
* Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia ở Mĩ La-Tinh
- Chênh lệch lớn trong thu nhập GDP của các nhóm dân cư.
- Đô thị hóa tự phát, tỉ lệ dân nghèo thành thị khá lớn.
- Tốc độ phát triển kinh tế không đều bởi xã hội thiếu ổn định, nhiều rủi ro.
- Đườn lối phát triển kinh tế lạc hậu.
- Xã hội thiếu ổn định
- Biện pháp:
 Cải cách mô hình quản lí kinh tế - xã hội.
 Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
 Đảm bảo tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia nhưng vẫn mở rộng buôn bán với nước ngoài.
* Ghi nhớ địa danh: A-ma-dôn
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu, tư liệu về mộy số vấn đề kinh tế-xã hội của Mĩ La-Tinh: sử dụng bảng số liệu để so sánh thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP ở một số quốc gia , về GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mĩ La-Tinh

Nội dung 3. KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Kiến thức:
* Biết được tìm năng phát triển kinh tế của các nước ở khu vực Trung Á và tây Nam Á
- Khu vực Tây Nam Á:
 Nguồn dầu mỏ phong phú –nguyên liệu chiến lược của thế giới.
 Phần lớn dân cư theo đạo Hồi
 Tôn giáo đã và đang tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của khu vực.
- Khu vực Trung Á:
 Nhiều khí tự nhiên, dầu mỏ và tài nguyên khác
 Số dân theo đạo Hồi đông, nhiều dân tộc với các mối quan hệ phức tạp,…. đã và đang tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của khu vực
* Trình bày được một số vấn đề kinh tế-xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Vai trò cung cấp dầu mỏ:
 Có nhiều tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.
 Là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự cạnh tranh ảnh hưởng của các thế lực khác nhau.
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:
 Xung đột sắc tộc, xung đột giữa các quốc gia(Ixraen với Palextin và các nước Ả-Rập).
 Hoạt động của các tôn giáo, chính trị cực đoan.
 Đánh bom, khủng bố, ám sát.
* Ghi nhớ một số địa danh: Giê-ru-sa-lem, Ả rập
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Thế giới để phân tích ý nghĩavị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây Nam Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường quốc
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế-xã hội của khu vực Trung Á và Tây Nam Á(vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới)

Phần II: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Chủ đề 1 : Hoa Kì
1. Kiến thức
* Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì
- Vị trí: nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương lớn, giáp Ca-na-đa và khu vực Mi-la-tinh.
- Lãnh thổ gồm:
 Phần đất trung tâm Bắc Mĩ
 Bán đảo A-la-xca (Tây Bắc Bắc Mĩ)
 Quần đảo Ha-oai (giữa Thái Bình dương)
* Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên: thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt từ đông sang tây, tạo nên 3 vùng tự nhiên:
 Vùng phía Tây (vùng núi Cooc-đi-e): các dãy núi trẻ xen giữa là bồn địa và cao nguyên, khí hậu khô hạn. Ven Thái Bình Dương có một số đồng băng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương. Giàu tài nguyên thiên nhiên. Khó khăn: thiếu nước ở bồn địa, động đất.
 Vùng phía Đông: dãy núi già Apalat, khoáng sản: than đá, quặng sắt trữ lượng lớn. Đòng bằng ven ĐTD có diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt.
 Vùng Trung Tâm: Phía Bắc và Tây có địa hình đồi gò thấp, đồng cỏ rộng lớn, thuận lợi chăn nuôi. Phía Nam là đồng băng sông Mi-xi-xi-pi rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi trồng trọt. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn. Khó khăn: lốc, bão, mưa....
- Tài nguyên thiên nhiên: giàu tài nguyên, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế
- Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng kinh tế:
 Dân đông, gia tăng nhanh do nhập cư, đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn.
 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp
 Thành phần dân cư đa dạng do nhập cư từ các châu lục khác nhau, số dân bản địa rất ít.
 Sự phân biệt đối xử với người da màu đang giảm dần.
- Phân bố dân cư:
 Dân cư tập trung đông ở ven ĐTD và TBD, càng vào sâu nội địa càng thưa thớt.
 Dân cư đang có xu hướng chuyển dịch từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven TBD.
 Tỉ lệ dân thành thị cao, chủ yếu sống ở các thành phố vừa và nhỏ.
* Trình bày và giải thích được đặc điểm kinh tế, vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.
- Đặc điểm kinh tế:
 Nền kinh tế đứng đầu thế giới, GDP/người cao vào loại nhất thế giới.
- Vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành:
 Dịch vụ: ngoại thương chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị ngoại thương thế giới. Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới. Ngành ngân hang và tài chính hoạt động khắp thế giới. Thông tin liên lạc hiện đại. Du lịch phát triển mạnh.
 Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hang xuất khẩu; gồm 3 nhóm ngành: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, công nghệ điện lực.Cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng ngành công nghiệp truyền thống, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp hiện đại. Phân bố công nghiệp: tập trung ở Đông Bắc, chuyển xuống phía nam và ven TBD.
 Nông nghiệp: dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu nông sản. Cơ cấu: giảm tỉ trọng thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. Sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ. Hình thức sản xuất: trang trại. Nền nông nghiệp hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế:
 Nông nghiệp: vùng phía Đông, vùng Trung tâm, vùng phía Tây.
 Công nghiệp: vùng Đông Bắc, vùng phía Nam, vùng phía Tây.
* Ghi nhớ một số địa danh: dãy A-pa-lat, hệ thống Coo-đi-e, sông Mi-xi-xi-pi, thủ đô Oa-sin-tơn, thành phố Niu I-ooc, thành phố Xan phran-xi-cô.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Hoa kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, phân bố dân cư, phân bố các ngành công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chính
- Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa kì; so sánh sự khác biệt giữa các vùng nông nghiệp, các vùng công nghiệp

Chủ đề 2: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1. Kiến thức:
* Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU.
- Lí do hình thành:
 Tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển.
 Năm 1967: thành lập cộng đồng châu Âu (EC) trên co sở hợp nhất 3 tổ chức trên.
 Năm 1993: với hiệp ước Ma-xtrich, cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
- Quy mô: số lượng thành viên không ngừng tăng (2007: 27 thành viên).
- Mục tiêu: Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ con người và tiền vốn; đồng thời liên kết về luật pháp, an ninh, nội vụ, đối ngoại.
- Thể chế:
 Các cơ quan quan trọng nhất của EU.
 Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của các nước thành viên do cơ quan EU quyết định.
- Một số biểu hiện liên kết của EU:
 Lưu thông tự do về hàng hóa, lao động, dịch vụ, tiền vốn giữa các nước thành viên.
 Tạo thị trường chung thống nhất.
- Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:
 Ví dụ sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an, máy bay E-bớt, đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.
 Liên kết sâu rộng về kinh tế, xã hội và văn hóa…
* Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
 Đứng đầu thế giới về GDP.
 Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và tỉ trọng xuất khẩu của thế giới.
- Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
 Dẫn đầu thế giới về thương mại
 Bạn hang lớn nhất của các nước đang phát triển
* Phân tích CHLB Đức như một ví dụ về thành viên có nền kinh tế thi trường và xã hội phát triển.
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên:
 Nằm ở trung tâm châu Âu thuận lợi giao lưu, buôn bán với các nước.
 Nghèo khoáng sản
- Dân cư, xã hội:
 Dân số già, gia tăng chủ yếu do nhập cư
 Người dân có mức sống cao, giáo dục-đào tạo được chú trọng đầu tư.
- Thành viên sáng lập EU, một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, đang chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
- Công nghiệp: nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao.
- Nông nghiệp: năng suất tăng mạnh do trình độ sản xuất cao, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến.
* Ghi nhớ một số địa danh: Luân Đôn, Béc-lin, vùng Maxơ-Rainơ.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các thành viên EU, phân tích liên kết vùng ở Châu Âu..
- Phân tích số liệu, tư liệu về dân số EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu kinh tế để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới, vai trò của CHLB Đức trong EU và nền kinh tế thế giới.
Chủ đề 3: LIÊN BANG NGA
1.Kiến thức:
* Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của LB Nga.
- Đất nước rộng lớn, diện tích lớn nhất thế giới.
- Nằm ở cả hai châu lục Á-Âu
- Có biên giới chung với nhiều quốc gia.
*Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên: đa dạng
 Cao ở phía đông, thấp dần ở phía tây, giữa phần phía tây và phần phía đông có sự khác nhau về địa hình, khí hậu.
 Giàu tài nguyên thiên nhiên
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế:
 Thuận lợi: đồng bằng rộng lớn, màu mỡ, sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, nhiều rừng.
 Khó khăn: núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, vùng phía bắc lạnh giá, tài nguyên tập trung ở miền núi hoặc vùng lạnh giá.
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Đông dân nhưng dân số giảm do tỉ suất gia tăng tự nhiên có chỉ số âm và do di cư.
- Đa số dân sống ở thành thị, tập trung đông ở miền Tây, miền Đông thiếu lao động.
* Trình bày và giải thích được tình hình phát triển của LB Nga.
- Vai trò của LB Nga đối với Liên Xô trước đây
- Thời kì khó khăn của Liên Xô:
 Thập niên 90, thế kỉ XX liên bang Xô viết tan rã, chính trị, xã hội bất ổn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vai trò của Nga trên trường quốc tế suy giảm.
 Nền kinh tế yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra.
- Những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường:
Từ năm 2000, nước Nga xây dựng chiến lược kinh tế mới:
 Đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
 Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường
 Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á và nâng cao đời sống nhân.
Thành tựu kinh tế:
 Sản lượng các ngành kinh tế tăng, xuất siêu, đời sống nhân dân cải thiện.
 Nằm trong nhóm nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
- Một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế LB Nga
 Công nghiệp: là xương sống của nền kinh tế, cơ cấu đa dạng, gồm công nghiệp truyền thống, công nghiệp hiện đại. Phân bố công nghiệp: các ngành công nghệp truyền thống tập trung ở đồng bằng Đông Âu, vùng núi U-ran, Tây Xibia, dọc đường giao thong quan trọng; các ngành công nghiệp hiện đại phân bố ở vùng Trung tâm, U-ran, Xanh-pê-tec-bua.
 Nông nghiệp: phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi.
 Dịch vụ: giao thông vận tải với đủ loại hình. Phát triển kinh tế đối ngoại. Hai trung tâm dịch vụ lớn: Mat-cơ-va và Xanh-pê-tec-bua.
* Hiểu được quan hệ đa dạng giữa LB Nga và Việt Nam.
- Bình đẳng, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
- Hợp tác hai bên: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật.
* So sánh được đặc trưng của một số vùng kinh tế tập trung của Nga.
- Vùng Trung Ương: quanh thủ đô; là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.
- Vùng Trung tâm đất đen: phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
- Vùng U-ran: công nghiệp khai khoáng và chế biến.
- Vùng Viễn Đông: phát triển khai khoáng, gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.
* Ghi nhớ địa danh: dãy U-ran, vùng Xi-bia, sông Vonga, hồ Bai-can, thủ đô Mat-cơ-va và thành phố Xanh-pê-tec-bua.
2. Kĩ năng:
-Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư, đô thị, một số ngành và vùng kinh tế của LB Nga.
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư, tình hình phát triển kinh tế LB Nga.
Chủ đề 4: Nhật Bản
1. Kiến thức:
* Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản:
Nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hockaido, Honsu, Xicocu, Kiuxiu) và hàng ngàn đảo nhỏ.
* Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên:
 Địa hình chủ yếu là đồi núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng.
 Khí hậu gió mùa; sông ngắn, dốc.
 Nghèo tài nguyên. Nhiều thiên tai
- Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế:
 Thuận lợi: quốc đảo, dễ giao lưu với các nước, ngư trường lớn, vùng biển có dòng biển nóng và lạnh gặp nhau nên nhiều cá.
 Khó khăn thiếu nguyên vật liệu, đất nông nghiệp hạn chế, nhiều thiên tai.
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Đông dân, gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn, thiếu nhân công và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Phần lớn dân cư tập trung đông ở các thành phố ven biển. Người lao động cần cù, trình độ dân trí và kgoa học cao là động lực phát triển kinh tế.
-Trình bày và giải thích được tình hình phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt.
- Sự phát triển kinh tế: Kinh tế Nhật Bản đã trãi qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau:
 1945-1952: Suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh thế giới thứ hai
 1950-1973: Khôi phục và phát triển với tốc độ cao do: Chú trọng hiện đại hóa, áp dụng k.thuật mới, phát triển các ngành then chốt theo từng gđoạn, duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
 Những năm 70: suy giảm do khủng hoảng dầu mỏ và sau đó phục hồi do có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.
 Những năm 90: kinh tế tăng trưởng chậm lại
- Các ngành kinh tế chủ chốt:
 Công nghiệp: đứng thứ 2 thế giới, nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới.
 Dịch vụ: là khu vực kinh tế quan trọng. Thương mại, tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng.
 Nông nghiệp: đóng vai trò thứ yếu do diện tích đất canh tác ít. Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản. Sản lượng hải sản đánh bắt lớn, nuôi trồng hải sản được chú trọng.
- Phân bố:
 Công nghiệp: tập trung ở duyên hải Thái Bình Dương của đảo Hôn-su, Kiu-xiu.
 Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế: Tô-ki-ô, Cô-bê. Hi-rô-si-ma.
* Trình bày và giải thích được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở các đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
- Hôn-su:
 Kinh tế phát triển nhất, với nhiều ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại.
 Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ, dân số đông.
- Kiu-xiu:
 Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than và luyên thép.
 Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ
* Ghi nhớ địa danh: đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô-ki-ô, các thành phố: Cô-bê, Hi-rô-si-ma.
2. Kĩ năng:
-Sử dụng bản đồ để nhận biết và trinh bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số công nghiệp và nông
Chủ đề 5: Trung Quốc
1. Kiến thức:
* Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
- Là nước lớn, nằm ở Đông và Trung Á; gần một số nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát triển.
- Đường bờ biển dài, tạo thuận lợi cho giao lưu với thế giới.
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên: thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông và Tây khác biệt.
 Miền Đông: chiếm 50% diện tích, địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mở. Khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa. Khoáng sản kim loại màu chủ yếu.
 Miền Tây: núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khác nghiệt. Thượng lưu Hoàng Hà, Trường Giang. Tài nguyên: rừng, đồng cỏ, khoáng sản.
 Thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp.
 Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Dân cư: số dân lớn nhất thế giới. đã triệt để áp dụng chính sách dân số,bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫn đến mất cân bằng giới. Dân cư tập trung đông ở Miền Đông.
- Ảnh hưởng tới kinh tế: nguồn lao động đồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
* Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
- Đặc điểm phát triển kinh tế:
 Công cuộc hiện đại hóa mang lại thay đổi quan trọng: kinh tế phát triển mạnh, liên tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại.
 Nguyên nhân: ổn định chính trị; khai thác nguồn lực trong và ngoài nước; phát triển và vân dụng khoa học, kĩ thuật; chính sách phát triển kinh tế hợp lí.
-Một số ngành kinh tế then chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
 Công nghiệp: phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh, sản lượng đứng đầu thế giới; phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung. Nguên nhân: cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển sản xuất; chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao.
 Nông nghiệp: một số nông sản có sản lượng đứng hang đầu thế giới. Nguyên nhân: đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào; chính sách khuyến khích sản xuất; biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
* Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Phân bố công nghiệp:
 Các trung tâm công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải,… tập trung ở miền Đông, nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, giàu nguồn nguyên vật liệu.
 Công nghiệp nông thôn được quan tâm phát triển.
- Phân bố nông nghiệp: trồng trọt tập trung ở đồng bằng miền Đông, nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu và nguồn nước thích hợp, có nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Vùng duyên hải với các đặc khu kinh tế: phát triển các ngành kĩ thuật cao.
*Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
- Mối quan hệ lâu đời, trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định dài lâu, hướng tới tương lai”.
* Ghi nhớ địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải, Hồng Công, khu chế xuất Thẩm Quyến.
*Kĩ năng:
-Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, phân bố dân cư và kih tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.
- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.


Chủ đề 6: Đông Nam Á
1. Kiến thức:
* Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á.
- Nằm ở Đông Năm Á. Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, gồm 11 quốc gia.
- Gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và.
* Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên:
 Đông nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa màu mỡ, thảm tthực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng.
 Đông Nam Á biển đảo: khí hậu nhiệt đới ẩm và khí hậu xích đạo; thảm thực vật rừng nhiệt
 và xích đạo phong phú; giàu khoáng sản.
 Thuận lợi: lợi thế về biển, rừng, đất trồng và tài nguyên khoáng sản.
 Khó khăn: nhiều thiên tai
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế.
- Đặc điểm: Dân đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ; mật độ dân số cao, phân bố rất không đều.
- Ảnh hưởng:
 Ngồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
 Chất lượng lao động còn han chế, xã hôi chưa thật ổn định, gây khó khăn cho tạo việc làm và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong nước.
* Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế.
- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP.
- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp nhiệt đới vẫn giữ vai trò quan trọng; đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản phát triển.
* Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; thành tựu và thách của các nước thành viên.
- Mục tiêu của ASEAN:
 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộicủa các nước thành viên.
 Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ ASEAN, cũng như bất đồng giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khối.
 Đoàn kết hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- Cơ chế hợp tác của ASEAN:
 Các hội nghị, diễn đàn, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao.
 Kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
 Các dự án, chương trình phát triển.
 Xây dựng khu vực thương mại tự do
- Thành tựu, thách thức:
 Có 10/11 nước trở thành thành viên của ASEAN.
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá cao, song không đều; trình độ phát triển chênh lệch, dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
 Đời sống nhâni dân được cải thiện, song còn một bộ phận dân cư có mức sống thấp; tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, thất nghiệp làm cản trở sự phát triển; dễ gây mất ổn định xã hội.
 Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố,.. ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ.
 Sử dụng tài nguyên và khác thác môi trường chưa hợp lí
* Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong hiệp hội.
- Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội: hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ, trật tự an toàn xã hội…. tạo cơ hội cho nước ta phát triển.
- Việt Nam đã đóng góp nhiều sang kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAn trên trường quốc tế.
* Ghi nhớ địa danh: tên 11 quốc gia ở Đông Nam Á
2. Kĩ năng:-Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí, điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản và phân bố một số ngành kinh tế của các nước ASEAN.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về kết quả phát triển kinh tế của ASEAN.
Chủ đề 7: Australia
1. Kiến thức:
* Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Ôx-trây-li-a.
- Chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, được bao quanh bởi Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Diện tích thứ sáu trên thế giới. Thủ đô: Can-be-ra.
* Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên: Địa hình thấp, chia thành 3 khu vực chính; nhiều kiểu khí hậu; cảnh quan đa dạng; giàu khoáng sản; nhiều động, thực vật bản địa quý hiếm. Việc bảo vệ môi trường rất quan tâm
- Thuân lợi:
 Giàu tài nguyên, nhất là khoáng sản để phát triển công nghiệp.
 Nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
- Khó khăn: khí hậu lục địa khô hạn chiếm phần lãnh thổ rộng lớn, đặc biệt là hoang mạc Vic-to-ri-a.
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng tới kinh tế.
+Đặc điểm dân cư: số dân không lớn, gia tăng dân số chủ yếu là nhập cư của nhiều dân tộc từ các quốc gia khác nhau. Dân cư phân bố không đều. Mức độ đô thị hóa cao.
+Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế: lao động có trình độ cao, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, song thiếu lao động do số dân tương đối ít. Vùng trung tâm rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.
* Hiểu Và chứng minh được sự phát triển năng động của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế cao, chú ý phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Kinh tế phát triển. Các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao góp nhiều vào GDP. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp thấp.
- Sự phát triển năng động và trình độ cao của nền kinh tế được biểu hiện:
 Dịch vụ: các hoạt động ngoại thương, tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, hàng không nội địa, du lịch phát triển.
 Công nghiệp: phát triển các ngành công nghệ cao. Các trung tâm công nghiệp lớn.
 Nông nghiệp: hiện đại. Phát triển các trang trại có quy mô lớn, trình độ kĩ thuật cao, tự động hóa, cơ giới hóa. Đóng góp giá trị lớn cho xuất khẩu.
* Ghi nhớ địa danh: hoang mạc Vic-to-ri-a, thủ đô Can-bê-ra, thành phố Xit-ni.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để trình bày được vị trí, điểm địa tự nhiên, phân bố dân cư và kinh tế.
- Nhận xét các số liệu về dân cư của Ôx-trây-li-a: gia tăng dân số, chất lượng lao đông, cơ cấu lao động.

B-PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN NÂNG CAO

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI THẾ GIỚI

Chủ đề 1:Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước
Kiến thức:
*Giải thích sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế của các nhóm nước
* Trình bày được vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/ người của các nước phát triển, đang phát triển và công nghiệp mới
- Đầu tư nước ngoài (FDI): nước phát triển có giá trị FDI lớn, nước đang phát triển thường có nợ nước ngoài lớn và nhiều nước khó có khả năng trả nợ.
- Bình quân GDP/người: nước phát triển ở mức cao, nước công nghiệp mới (NICs) khá cao, nước đang phát triển ở mức thấp.
Chủ đề 2: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nền kinh tế tri thức
1. Kiến thức:
* Hiểu được khái niệm nền kinh tế tri thức, một số đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
- Nền kinh tế tri thức: nên kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao.
- Đặc điểm: khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, các ngành cần nhiều tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối, công nghệ thông tin giữ vai trò quyết định, giáo dục có vai trò quan trọng.
2. Kĩ năng: Phân tích tư liệu để nêu đặc điểm của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và của nền kinh tế tri thức.

Kiến thức:
* Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa
- Tự do hóa thương mại
- Tăng đầu tư quốc tế: tăng số lượng tiền đầu tư nước ngoài, phát triển các hoạt động ngân hang, bảo hiểm,….
* Hệ quả của liên kết kinh tế khu vực
- Tích cực: hợp tác, cạnh tranh nhằm thúc đảy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế của khu vực, tự do hóa thương mại.
- Tiêu cực: vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia, chính sách riêng của thị trường từng khu vực là những nhân tố cản trở quá trình toàn cầu hóa.
Chủ đề 4: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
1. Kiến thức:
* Giải thích được hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, già hoá dân số ở các nước phát triển và các hậu quả
- Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển:
 Dân số tăng rất nhanh dẫn đến bùng nổ dân số
 Hậu quả: thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống
- Già hóa dân số ở các nước phát triển:
 Dân số thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển dang có xu hướng già đi, tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng chậm.
 Hậu quả: thiếu nhân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế-xã hội và tác động đến chất lượng cuộc sống.
Chủ đề 5: Một số vấn đề của châu lục và khư vực
Nội dung 3. KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
Kiến thức:
* Trình bày được một số vấn đề của Nhà nước I-xra-en và Nhà nước Pa-le-xtin.
- Nhà nước I-xra-en
 Thành lập năm 1948; mở rộng diện tích ra các lãnh thổ xung quanh; xung đột và chiến tranh với các nước Ả-rập.
 Kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật và trình độ quản lí kinh tế tiên tiến.
- Nhà nước Pa-le-xtin
 Thành lập năm 1988, nằm kề I-xra-en.
 Kinh tế kém phát triển, thường xuyên xung đột với I-xra-en.

Phần II: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Chủ đề 1 : Hoa Kì
1. Kiến thức:
* Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên: thiên nhiên đa dạng, phần đất trung tâm Bắc Mĩ có sự khác biệt từ đông sang tây, tạo nên 3 vùng tự nhiên với những thuận lợi và khó khăn riêng đối với phát triển kinh tế
- Tài nguyên thiên nhiên: giàu tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh kế.
* Biết được 3 vùng tự nhiên lớn với những đặc điểm khác biệt về địa hình, khí hậu, song ngòi, TNTN tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội
- Vùng phía Tây (vùng núi Cooc-đi-e): các dãy núi trẻ xen giữa là bồn địa và cao nguyên, khí hậu khô hạn. Ven Thái Bình Dương có một số đồng băng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương. Giàu tài nguyên thiên nhiên. Khó khăn: thiếu nước ở bồn địa, động đất.
- Vùng phía Đông: dãy núi già Apalat, khoáng sản: than đá, quặng sắt trữ lượng lớn. Đòng bằng ven ĐTD có diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt.
- Vùng Trung Tâm: Phía Bắc và Tây có địa hình đồi gò thấp, đồng cỏ rộng lớn, thuận lợi chăn nuôi. Phía Nam là đồng băng sông Mi-xi-xi-pi rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi trồng trọt. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn. Khó khăn: lốc, bão, mưa....
* Nhận biết về sự bất bình đẳng giữa các thành phần dân tộc, về sự đa dạng trong văn hóa
- Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc:
+ Mức sống trung bình của người da trắng thường cao hơn người da màu.
+ Người nhập cư da màu sống ở những khu phố nghèo.
+ Dân Anh Điêng bản địa sống ở các vùng núi hiểm trở phía tây.
+ Tuy nhiên tình hình trên đang được cải thiện, người da màu ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế-xã hội.
- Đa dạng văn hóa do nhập cư từ nhiều nơi đến
* Giải thích được đặc điểm kinh tế của Hoa Kì:
- Nền kinh tế thị trường điển hình
- Tính chuyên môn hóa cao,…
Chủ đề 2 : Bra-xin
1. Kiến thức:
* Trình bày được đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, lãnh thổ, tự nhiên, dân cư và xã hội của Bra-xin.
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: nước lớn ở Nam bán cầu
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên: khí hậu nhiệt đới, đồng bằng A-ma-dôn với rừng mưa nhiệt đới, cao nguyên với tiềm năng khoáng sản và thủy điện.
- Đặc điểm dân cư và xã hội: dân số đông, tỉ lệ dân cư đôn thi cao; thành phần dân cư đa dạng, công đồng dân cư hòa hợp. Thủ đô Bra-xi-li-a
* Nhận xét được tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và một số vấn đề xã hôi của Bra-xin
- Tình hình phát triển công nghiệp và nông nghiệp;
 Công nghiệp; phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Phân bố ở vùng ven Đại Tây Dương với thành phố cảng Ri-ô-đê Gia-nê-rô.
 Nông nghiệp: đạt trình độ phát triển khá cao. Một số ngành có sản lượng đứng đầu thế giới và đứng đầu Mĩ-la-tinh. Khu vực có đất tốt sản xuất nông phẩm hang hóa phục vụ cho xuất khẩu.
- Một số vấn đề xã hội:
 Chênh lệch lớn về mức sống giữa nước giàu với nước nghèo, giữa nông thôn và thành thị.
 Đô thị hóa tự phát,tỉ lệ thất nghiệp khá cao.
 Nợ nước ngoài nhiều, ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế.
- Nguyên nhân:
 Đất tốt dành cho các chủ trang trại trồng cây công nghiệp xuất khẩu, nông dân thiếu đất trồng phục vụ nhu cầu đời sống.
 Nông dân bỏ ra thành thị kiếm sống, thiếu việc làm.
 Nhận nguồn đầu tư lớn, sẻ dụng kém hiệu quả nên trở thành con nợ lớn.
Gần đây nền kinh tế đang được hồi phục và phát triển
* Ghi nhớ địa danh: đồng bằng A-ma-dôn, Bra-xi-li-a, Ri-ô-đê Gia-nê-rô.
2. Kĩ năng: Sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu để nhận xét đặc điểm tự nhiên, dân cư, phân bố công nghiệp, nông nghiệp của Bra-xin.
Chủ đề 3: Liên minh châu Âu (EU)
1.Kiến thức:
* Phân tích Cộng hòa Pháp: điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đa dạng, trình độ cao.
- Vị trí địa lí: nằm ở Tây Âu, giáp biển, đại dượng, kề cận với khu vực kinh tế phát triển nhất chau Âu; thuận tiện giao lưu, buôn bán với các nước. Thủ đô: Pa-ri.
- Điều kiện tự nhiên: nhiều bồn địa lớn, đất màu mỡ, khí hậu ôn đới hải dương thuận tiện cho nông nghiệp phát triển. Vùng núi có tiềm năng thủy điện, nhiều than, sắt. Cảnh quan đa dạng, tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Dân cư: khá đông, tỉ lệ sinh thấp, cấu trúc dân số già, đa số dân sống ở thành thị.
- Kinh tế:
 Thành viên sáng lập EU. Một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới, có vai trò chủ chốt trong hình thành và phát triển EU. Phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
 Công nghiệp: các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại có vị thế cao trên thế giới. Công nghiệp truyền thống tập trung ở miền Bắc và miền Đông. Vành đai công nghệ cao ở miền Nam và miền Tây Nam.
 Nông nghiệp: đứng hàng đầu châu Âu
* Ghi nhớ địa danh: Pa-ri
2. Kĩ năng:Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Cộng hòa Pháp

Chủ đề 4: Liên Bang Nga
1. Kiến thức:
* Biết được sự hình thành các quốc gia độc lập (SNG) và đặc trưng về văn hóa của LB Nga.
- LB Xô viết tồn tại trên nửa thế kỉ. Cuối thế kỉ XX, kinh tế - xã hội Liên Xô bộc lộ nhiều yếu kém nên Liên bang tan vỡ. Các thành viên của Liên Xô tách ra thành các quốc gia độc lập từ đó hình thành “Cộng đồng các quốc gia” (SNG-năm 1991)
- Người dân có trình độ học vấn cao, nguồn nhân lực có chất lượng. LB Nga có tiềm lực về khoa học và có nét riêng về văn hóa, biểu hiện qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình kiến trúc.

Chủ đề 5: Nhật Bản
1. Kiến thức:
* Phân tích được đặc điểm của văn hóa Nhật Bản đối với sự phát triển của đất nước.
-Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học.
-Giáo dục được quan tâm, ưu tiên phát triển nhằm taoh nguồn lao động có chất lượng, phục vụ phát triển những ngành kinh kế cần nhiều tri thức, nhờ đố chất lượng hang hóa được nâng cao, giá thành hạ, cạnh tranh với hàng nước ngoài.
Chủ đề 6: Trung Quốc
1. Kiến thức:
* Đặc điểm văn hóa:
- Người dân cần cù lao động.
- Giáo dục được chú ý phát triển, góp phần tăng chất lượng lao động.
* Sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải:
- Vùng duyên hải với các đặc khu kinh tế: phát triển các ngành kĩ thuật cao.
- Điều kiện:giao lưu thuận tiện với nước ngoài và các lãnh thổ có kinh tế phát triển như Hồng Công, sẵn nhân công, Nhà nước đầu tư cải tạo hạ tầng.
- Thành tựu: xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế, tiếp nhận công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm sản quản lí…
* VD minh họa: Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến

Chủ đề 7: Ấn Độ
1. Kiến thức:
* Biết và trình bày được đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, lãnh thổ, tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.
- Vị tí địa lí, lãnh thổ: nước lớn ở Nam Á; nằm trên đường trung chuyển từ Tây sang Đông, cửa ngõ vào các nước Nam Á. Thủ đô: Niu-đê-li.
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Ba miền địa hình lớn: hệ thống núi Hi-ma-li-a đồ sộ; đồng bằng sông Hằng đất phù sa màu mỡ, có nguồn nước tưới, thuận tiện cho nông nghiệp; cao nguyên Đê-can rộng lớn song thiếu nước. Giàu quặng sắt, dầu mỏ, than đá.
* Hiểu được các đặc điểm dân cư, xã hội của Ấn Độ và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế.
- Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế:
 Dân số đông, lực lượng lao động đồi dào.
 Một bộ phận dân cư, lao động có trình độ cao.
 Gia tăng dân số nhanh, gây sức ép về việc làm, đời sống, môi trường và phát triển kinh tế.
- Đặc điểm xã hội và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế:
 Nền văn minh cổ đại với nhiều di tích được lưu giữ.
 Đa dạng về dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo.
 Khó khăn do mâu thuẫn, xung đột tôn giáo, sắc tộc, do sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội
* Nhận xét và giải thích được sự thay đổi trong nền kinh tế Ấn Độ.
- Nền kinh tế đã trãi qua 3 giai đoạn phát triển:
 Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX: phát triển kinh tế hướng nội.
 Những năm 80: phát triển kinh tế hướng nội kết hợp hướng ngoại.
 Thập niên 90 đến nay: thực hiện kinh tế toàn diện; coi trọng thị trường, kinh tế đối ngoại và chú ý các ngành công nghệ cao.
- Kết quả của sự thay đổi trong kinh tế:
 Nông nghiệp: Cách mạng xanh ưu tiên giống lúa cao sản, dung phân hóa học, thủy lợi hóa, cơ giới háo, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật nên năng suất lương thực tăng; tự túc được lương thực. Vùng thực hiện cách mạng xanh: đồng bằng sông Hằn và duyên hải miền Đông. Cách mạng trắng cải thiện tình trạng chăn nuôi trâu, bò,dê để lấy sữa.
 Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa, giai đoạn đầu tập trung vào công nghiệp nặng, gần đây phát triển các ngành công hiện đại. Thành tựu: cơ cấu ngành đa dạng, tự túc nhiều máy móc thiết bị, xuất khẩu phần mềm.
Vùng công nghiệp phát triển: vùng đông Bắc, Tây Bắc, và Nam Ấn với các trung tâm công nghiệp: Côn-ca-ta, Mum-bai,..
* Ghi nhớ địa danh: Niu-đê-li, Côn-ca-ta, Mum-bai
2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, bảng số liệu để nhận xét sự phát triển và phân bố công nghiệp, nông nghiệp Ấn Độ

Chủ đề 8: Đông Nam Á
Kiến thức:
* Phân tích đặc điểm văn hóa:
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kĩ thuật còn hạn chế
- Đa dân tộc, đa tôn giáo nên phát sinh niều vấn đề xã hội
- Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ cũng như văn hóa phương Tây, Nhật Bản.
* Trình bày đặc điểm các ngành sản xuất
- Công nghiệp:
 Phát triển mạnh một số ngành truyền thống và một số ngành công nghiệp hiện đại.
 Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và phát triển thị trường.
- Dịch vụ:
 Phát triển hạ tầng các khu công nghiệp và phát triển giao thông.
 Hiện đại hóa mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hang, tín dụng.
- Nông nghiệp:
 Nền nông nghiệp nhiệt đới
 Trồng trọt: lứa được trồng tất cả các nước, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, năng suất lúa ngày càng tăng, cây công nghiệp và cây ăn quả trồng ở hầu hết các nước.
 Chăn nuôi: chưa trở thành ngành chính.
 Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản phát triển; sản lượng đánh bắt còn rất khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới.
Chủ đề 9: Australia
Kiến thức:
* Đặc trưng văn hóa:
- Tôn giáo và văn hóa đa dạng
- Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến
- Chính phủ đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo nghề và phát triển công nghệ thong tin.

Chủ đề 10: Ai Cập
1. Kiến thức:
* Biết và trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư của Ai Cập.
- Vị trí địa lí: nằm trên 3 châu lục-Đông Bắc Phi và phần Tây Á (bán đảo Xi-nai), ngăn cách bởi kênh Xuy-ê.
- Đặc điểm tự nhiên: phần lớn là hoang mạc; châu thổ sông Nin cung cấp đất và nước, tạo môi trường sống cho dân cư.
- Đặc điểm dâ cư: dân số trẻ, gia tăng dân số khá nhanh. Văn minh Ai Cập cổ đại với các di tích, giúp cho việc tìm hiểu quá khứ và hấp dẫn khách du lịch.
* Trình bày được đặc điểm nền kinh tế gắn với sông Nin.
- Là quốc gia có nền kinh tế phát triển ở châu Phi. Hoạt động kinh tế gắn với sông Nin, các trung tâm kinh tế tập trung dọc thung lũng sông Nin và ven biển.
- Nông nghiệp: dựa vào sông Nin, sản xuất lúa mì, bông, rau, đậu, khoai tây.
- Công nghiệp: khai thác dầu mỏ, khí đốt, chế biến thực phẩm, dệt.
- Dịch vụ du lịch phát triển do cảnh quan đẹp và các công trình kiến trúc cổ.
* Ghi nhớ địa danh: sông Nin, kênh Xuy-ê.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ để nhận xét về tự nhiên và sự phân bố kinh tế của Ai Cập.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu để biết ảnh hưởng của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Ai Cập.

------------------HẾT-------------------
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết