NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Những vấn đề của Địa lý học hiện đại:

Go down

Những vấn đề của Địa lý học hiện đại: Empty Những vấn đề của Địa lý học hiện đại:

Bài gửi  nguyenvanlap Sun Sep 02, 2012 8:49 pm

1. Định nghĩa:
Địa lý học là 1 hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng (Đại từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết).
2. Đối tượng nghiên cứu:
Có 3 đối tượng nghiên cứu chính của Địa lý tự nhiên: lớp vỏ Địa lý, thể tổng hợp lãnh thổ và cảnh quan. Ngoài ra là môi trường Địa lý.

a. Lớp vỏ địa lý:
Có nhiều khái niệm và tên gọi khác nhau như lớp vỏ cảnh quan, địa quyển ngoài,… Giới hạn của lớp vỏ địa lý khoảng 40 km.
Là lớp vỏ ngoài của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ bộ phận như khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. Hệ thống vật chất trong lớp vỏ địa lý khác với lớp vỏ thành phần thuần túy vì nó có tính phức tạp trong thành phần cấu tạo và trong cấu trúc. Trong 5 thành phần này thì thạch quyển là thành phần cổ nhất và bảo thủ nhất, đồng thời tạo nên bề mặt địa hình Trái Đất. Thành phần trẻ nhất và năng động nhất là sinh quyển. Năm thành phần này vừa kết hợp với nhau theo cả cấu trúc đứng và cấu trúc ngang, trong đó quan trọng là cấu trúc ngang, thể hiện mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ.

b. Các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên:
Là sự kết hợp có quy luật của các thành phần địa lý như địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành 1 hệ thống không thể chia cắt được.

c. Các xứ địa lý: Là yếu tố phi địa đới, là đơn vị tự nhiên tương đối đồng nhất với nhau về đơn vị địa chất và đại địa hình, có kích thước lớn từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu km2. Mỗi xứ địa lý được phân biệt với nhau dựa vào đại địa hình. Sau nữa do quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần mà xứ cũng có 1 đại khí hậu riêng, chi phối bởi vị trí của xứ đối với đại dương và đối với hoàn lưu khí quyển, bởi độ cao tuyệt đối và hướng của địa hình núi.
d. Vòng đai địa lý:

Là khái niệm trừu tượng, được thống nhất từ khi xác định được độ nghiêng của trục Trái Đất. Bao gồm vòng nội chí tuyến, vòng ngoại chí tuyến và vòng cực.

e. Đới địa lý:
Là đới tổng hợp dựa trên sự phân tích quan hệ giữa tất cả các hợp phần tự nhiên và có diện tích rộng lớn, khoảng từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu km2, theo chiều Bắc – Nam có thể tới 5 – 100 vĩ tuyến, trải dài qua cả các xứ đồng bằng cũng như xứ núi. Các đới chuyển tiếp rất từ từ không như các xứ có ranh giới kiến tạo – địa hình khá rõ.

f. Miền địa lý:
Là đơn vị khá lớn đã có sự đồng nhất về cả hai phương diện địa đới và phi địa đới, tại các xứ đồng bằng, thì miền là một khúc đới, còn tại các xứ núi thì miền là một tập hợp các đai cao đặc trưng cho đới, diện tích khoảng hàng chục đến hàng trăm nghìn km2. Vì miền đồng thời là 1 bộ phận của xứ và của đới đều rất rộng lớn, cho nên trong miền vẫn có sự phân hóa địa đới chi tiết thành á đới và sự phân hóa phi địa đới chi tiết thành các khu vực có tuổi và cấu trúc địa chất – địa hình khác nhau, có độ cao và mức độ chia cắt khác nhau, có địa hình chạm trổ - hình thái khác nhau, do đó có thể chia miền thành các khu.

g. Khu địa lý:
Là sự phân hóa lãnh thổ của miền nên có tính đồng nhất cao hơn nữa, diện tích cũng nhỏ hơn, khoảng hàng nghìn đến hàng chục nghìn km2. Trong khu đồng bằng thì tiến hành xác định ngay cấp cảnh quan, còn tại 1 khu núi thì phải qua khâu phân chia ra các đai cao.

h. Đai cao địa lý:
Chỉ tồn tại ở miền núi, được phân chia dựa vào cân bằng bức xạ hay tổng nhiệt độ và tương quan nhiệt - ẩm, đồng thời với việc phân tích các điều kiện nham thạch – địa hình cụ thể của khu núi.

i. Cảnh quan địa lý:
Là đơn vị có vị trí và ý nghĩa rất đặc biệt trong hệ thống phân vị địa lý tự nhiên. Đặc trưng quan trọng nhất của cảnh quan là sự đồng nhất tuyệt đối về cả hai phương diện địa đới và phi địa đới, nghĩa là trong cảnh không còn sự phân hóa do sự phân bố không đồng đều của tia bức xạ Mặt Trời.
Định nghĩa của cảnh quan địa lý: cảnh quan địa lý là một tổng hợp thể lãnh thổ, được phân hóa ra trong một đới vĩ độ ở đồng bằng hoặc một đai cao trên núi, có một cấu trúc hợp phần đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và một cấu trúc không gian bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng và diện địa lý.

j. Dạng địa lý:
Dạng địa lý là một tập hợp có quy luật của các diện địa lý phát triển trên một dạng trung địa hình lồi, lõm hoặc bằng phẳng theo phát sinh, với những điều kiện di chuyển nước và vật chất đặc trưng, có tiểu khí hậu, tiểu tổ hợp thổ nhưỡng và tiểu tổ hợp thực vật đồng nhất.

k. Diện địa lý:
Là đơn vị nhỏ nhất, đồng nhất nhất, không thể phân chia được nữa của môi trường địa lý tự nhiên, hình thành tại 1 địa thế đồng nhất về nham thạch trên mặt, về vi khí hậu, về mực nước ngầm, về biến chủng thổ nhưỡng và quần hợp thực vật.
Lê Thanh Long @ 12:41 20/01/2011
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết