NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO

Go down

SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO Empty SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT KIẾN TẠO

Bài gửi  nguyenvanlap Mon Sep 03, 2012 3:15 pm

Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nhà địa chất cho rằng các đặc điểm chính của Trái Đất là cố định, và phần lớn các đặc trưng địa chất như các dãy núi là do chuyển động thẳng đứng của lớp vỏ theo học thuyết địa máng. Các quan sát trước đây từ năm 1596 cho rằng các bờ biển đối diện nhau trên Đại Tây Dương, hay chính xác hơn là rìa các thềm lục địa, có hình dạng tương tự nhau và dường như đã từng khít vào nhau.[2] Từ đó, một số học thuyết được đề xuất để giải thích sự tương hợp biểu kiến này, nhưng việc cho rằng Trái Đất ở thể rắn đã làm xuất hiện nhiều vấn đề khó có thể giải thích được.[3]
Việc phát hiện ra radi và đặc điểm tỏa nhiệt của nó vào năm 1896 dẫn tới sự xét lại tuổi biểu kiến của trái đất,[4] do trước đây tuổi Trái Đất được xác định bằng tốc độ nguội lạnh của nó và bề mặt Trái Đất bức xạ giống như vật thể đen.[5] Các tính toán ngụ ý rằng, thậm chí nếu Trái Đất bắt đầu tại nhiệt của bức xạ đỏ, thì nó có thể đã giảm nhiệt độ xuống như hiện tại chỉ sau vài triệu năm. Cùng với sự hiểu biết về nguồn nhiệt mới, các nhà khoa học có lý do để cho rằng tuổi của Trái Đất còn lớn hơn thế một cách đáng tin cậy, và lõi của nó còn đủ nóng để ở thể lỏng.
Thuyết kiến tạo mảng kế thừa từ giả thuyết trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất năm 1912[6] và được mở rộng trong quyển sách xuất bản năm 1915 của ông có tên gọi Nguồn gốc của các lục địa và đại dương. Ông đề xuất rằng các lục địa hiện tại từng có thời hình thành nên một lục địa lớn và bị tách ra, điều này làm giải phóng các lục địa từ nhân của Trái Đất và so sánh chúng với "các tảng băng" granit có mật độ thấp nổi trên biển bazan đặc hơn.[7][8] Nhưng do không có các chứng cứ chi tiết và lực tác động đủ để gây ra chuyển động, học thuyết này nói chung không được chấp nhận rộng rãi: Trái Đất có thể có vỏ rắn và lõi lỏng, nhưng dường như không cách nào để lớp vỏ Trái Đất có thể di chuyển được. Giới khoa học sau đó đã ủng hộ các học thuyết do nhà địa chất người Anh, Arthur Holmes, đề xuất vào năm 1920. Theo đó, các mối nối giữa các mảng có thể nằm dưới biển và đề xuất năm 1928 của Holmes cho rằng các dòng đối lưu trong quyển manti là lực gây chuyển động chính.[3][9][10]
Chứng cứ đầu tiên rằng các mảng thạch quyển di chuyển xuất hiện cùng với sự phát hiện về hướng từ trường biến đổi trong các đá có tuổi khác nhau, lần đầu tiên được nêu ra trong hội nghị ở Tasmania năm 1956. Đầu tiên nó được học thuyết hóa thành thuyết vỏ Trái Đất giãn rộng,[11] sự hợp tác nghiên cứu sau đó đã phát triển nó thành học thuyết kiến tạo mảng, và giải thích rằng sự tách giãn như là kết quả của sự trồi lên của các loại đá mới, nhưng không làm cho Trái Đất giãn nở thêm bởi sự có mặt của các đới hút chìm và các đứt gãy tịnh tiến bảo toàn. Đây cũng là thời điểm mà học thuyết của Wegener được các nhà khoa học chấp nhận về mặt tổng quát. Các công trình bổ sung về sự liên đới của tách giãn đáy đại dương và đảo cực từ trường do Harry Hess và Ron G. Mason thực hiện[12][13][14][15] đã xác định cơ chế chính xác để giải thích cho sự trồi lên của các loại đá mới.
Sau sự công nhận các dị thường từ gồm các dải từ hóa tương tự chạy song song và đối xứng trên đáy biển ở cả hai phía của sống núi giữa đại dương, kiến tạo mảng nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi. Các tiến bộ đồng thời trong công nghệ chụp ảnh địa chấn thời kỳ đầu tại và xung quanh các đới Wadati-Benioff cùng với các quan sát địa chất khác đã làm cho kiến tạo mảng trở thành học thuyết có sức mạnh phi thường về dự đoán và giải thích hợp lý.[16]
Nghiên cứu về đáy đại dương sâu cũng có tác động quan trọng trong sự phát triển của học thuyết; lĩnh vực địa chất biển thuộc vùng biển sâu được phát triển vào thập niên 1960. Học thuyết kiến tạo mảng được phát triển vào cuối thập niên 1960 và được hầu hết các nhà khoa học trong các ngành khoa học Trái Đất chấp nhận. Học thuyết góp phần phát triển các khoa học Trái đất, giải thích các hiện tượng địa chất như tạo núi, động đất, núi lửa và những ảnh hưởng của nó đến đối với các nghiên cứu về cổ địa lý học và cổ sinh học.[17]
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết