NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX:

Go down

Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX: Empty Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thế kỷ XX:

Bài gửi  nguyenvanlap Sun Sep 02, 2012 8:59 pm


Vào nửa đầu thế kỷ XX, khoa học Địa lý không được nổi bật trong xã hội như ở thế kỷ XIX. Sau một thời kì phát triển nhanh, sôi nổi, đến đây địa lý hầu như chững lại. Các nhà địa lý vẫn chỉ áp dụng những quan điểm, các thành tựu của 30 năm cuối thế kỷ XIX thể hiện trong 3 khuynh hướng chính, đồng thời lúng túng trước sự thiếu thống nhất trong cơ sở lí luận cho khoa học Địa lý. Điểm nổi bật của sự phát triển địa lý vào thời gian này là không được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội, mà chủ yếu là do những mâu thuẫn nội tại, do logic phát triển của bản thân ngành khoa học này.
Khoa học Địa lý vẫn thiên về phía khoa học tự nhiên tuy có chú ý đến quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng như con người. Trong khi đó vào đầu thế kỷ XX, các khoa học xã hội lại phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh. Trong sự lúng túng chung ấy thì giải pháp tình thế là xây dựng các trường phái quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và nhu cầu riêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước mà tìm hướng đi cho thích hợp.

1. Trường phái địa lý Pháp:
Địa lý Pháp được hình thành vào loại sớm nhất, là trường phái gắn kết nhất vì có một nền tảng quan điểm chung là quan điểm vùng, lấy sự phân hóa không gian, sự phân hóa theo vùng làm nền tảng và mục tiêu nghiên cứu.
Người thầy của địa lý Pháp là Vidan de la Blaser, mà các công trình nghiên cứu đã thu hút và tập hợp được rất nhiều môn đệ. Ý tưởng cơ bản là tập trung việc nghiên cứu địa lý vào một vấn đề rõ ràng, đơn giản, không chịu ảnh hưởng của các khoa học khác, đó là sự phân bố không đồng đều của các cộng đồng người trên Trái Đất, nghiên cứu trên góc độ quan hệ giữa con người và môi trường và sự phân hóa vùng trên bề mặt Trái Đất.
Có một công trình địa lý tiêu biểu của trường phái Pháp mà các nhà địa lý cũng như nhiều nhà nghiên cứu thuộc các khoa học khác ở Việt Nam hiểu biết khá rõ là luận án Tiến sĩ đồ sộ với rất nhiều bản đồ và ảnh chụp có nhan đề “Người nông dân châu thổ Bắc bộ” của Pierre Gourou. Cốt lõi của công trình là nghiên cứu lối sống của con người nông dân qua cung cách sinh hoạt và sản xuất, phù hợp với môi trường tự nhiên mà ông đã nghiên cứu rất kĩ.
Trường phái địa lý Pháp có sự thống nhất về quan điểm vùng trong mối quan hệ con người – môi trường và về phương pháp nghiên cứu trên xuống – dưới lên, theo cấu trúc ngang giữa các vùng lớn nhỏ, đồng thời chú trọng công tác thực địa theo tỉ lệ lớn, nhưng trong nội bộ vẫn có những khuynh hướng khác nhau khiến cho địa lý Pháp cũng có một sự phân hóa nào đó.
Nhờ quan điểm vùng mà nước Pháp có rất nhiều chuyên khảo và luận án đại học hay trên đại học có giá trị, mô tả và phân tích mọi vùng trên đất nước, hoặc vùng tự nhiên, hoặc vùng tự nhiên – lịch sử, hoặc vùng hành chính cho đến tận cấp xã, được sử dụng rộng rãi để làm tư liệu giảng dạy, tư liệu tham khảo, hay làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.

2. Trường phái địa lý Đức:
Hình thành chậm hơn và kém đồng nhất hơn địa lý Pháp vì trong thế kỷ XIX, địa lý Đức rất phát triển, có nhiều khuynh hướng và bộ môn khoa học khác nhau, lại không có một ai uy tín vượt trội hẳn để thâu tóm tất cả trong một trường phái với những lí luận và phương pháp chung. Tuy nhiên, trong số các bộ môn thì cảnh quan học là độc đáo hơn cả, có ảnh hưởng sâu rộng cả trong nước và ngoài nước, cho nên có thể coi khuynh hướng cảnh quan là đặc trưng cho trường phái địa lý Đức.
Trường phái cảnh quan Đức chủ yếu là nghiên cứu các cảnh quan văn hóa, các cảnh quan trong sự tác động của con người, bởi lẽ, tại các vùng đồng bằng châu Âu hầu như không còn cảnh quan thuần túy tự nhiên. Mặc dù vậy, đây vẫn là trường phái thiên về địa lý tự nhiên hơn trường phái vùng của Pháp. Ngoài ra, các vùng của địa lý Pháp cũng chỉ tương đối, không có ranh giới thật rõ ràng, có thể chồng gối lên nhau. Trái lại, cảnh quan địa lý Đức được vạch dứt khoát, xuất phát từ 1 định đề là “cảnh quan biểu hiện tính thống nhất về mặt lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu”. Phương pháp tiếp cận cảnh quan của Đức rất chú ý đến lớp phủ thực vật, cố tìm ra các dấu hiệu của thực bì tự nhiên, từ đó nhận xét về chiều hướng tác động của con người lên thực bì tự nhiên. Trường phái cảnh quan Đức chú ý đến cung cách mà một nhóm người nhập vào cảnh quan, để dấu ấn trên cảnh quan, thông qua các biểu hiện vật chất cụ thể và rất chi tiết, cho nên không thể nghiên cứu các vùng rộng lớn mà chỉ tập trung nghiên cứu các vùng rất nhỏ, rất đồng nhất, có ranh giới rõ ràng.
Bên cạnh trường phái cảnh quan, địa lý Đức không có những trường phái tương xứng khác nhưng lại có rất nhiều khuynh hướng tham gia vào sự tìm kiếm những khái niệm mới, trên con đường phát triển địa lý học, đó là khuynh hướng địa lý chính trị, địa – chính trị, địa lý văn hóa, địa lý kinh tế, sinh thái học, địa lý vùng và lí thuyết định vị.

3. Trường phái địa lý Nga:
Trường phái địa lý Nga cũng là 1 trường phái mạnh ngay từ cuối thế kỷ XIX với khuynh hướng cảnh quan là chính và địa lý Nga cũng du nhập thuật ngữ landschaft của trường phái địa lý Đức. Tuy nhiên trường phái Nga cũng có những tính cách riêng, đó là sự phân biệt rõ địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế, đồng thời thiên về địa lý tổng hợp, nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên và các tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất, có chỉ tiêu và ranh giới coi như rõ rệt. Đáng chú ý là địa lý tự nhiên tổng hợp Nga – Liên Xô luôn luôn gắn bó với thực tiễn sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đề xuất các cơ sở khoa học cho công việc chống hạn và cải tạo các vùng thảo nguyên, cũng như khẩn hoang các vùng đất mới. Nhờ đó đã phát hiện ra cấu trúc ngang của cảnh quan địa lý, bao gồm 2 đơn vị cấu tạo cơ bản cấp dưới là dạng và diện địa lý. Địa lý tự nhiên tổng hợp Nga không những chỉ đi sâu vào các đới cảnh quan mà còn nghiên cứu cả toàn Trái Đất, phát hiện và định nghĩa rõ ràng lớp vỏ địa lý với ranh giới và những quy luật chung, nêu lên tính thống nhất cũng như sự phân hóa của bề mặt Trái Đất.
Về mặt địa lý kinh tế, thì những người khởi xướng có tên tuổi là Baranxki và Koloxovski. Baranxki tiếp tục hoàn thiện hướng phân vùng địa lý kinh tế của địa lý Nga thế kỷ XIX và đóng góp to lớn vào việc phân vùng và kế hoạch hóa nền kinh tế Liên Xô vào những năm trước Đại chiến thế giới lần II. Ông đã sớm đưa ra cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc vào việc nghiên cứu vùng kinh tế từ quan điểm không gian, chú ý đến các câu hỏi “ở đâu”, “từ đâu”, “đi đâu”. Ông đã chú ý đến cả địa lý khu vực (địa lý kinh tế quốc gia). Cuối cùng, ông đi vào phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức xã hội theo lãnh thổ, coi như đó là cốt lõi của sự tạo vùng và kiến thiết vùng. Có thể nói địa lý kinh tế Liên Xô phát triển gắn liền với việc triển khai các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân, do đó đã có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.

4. Trường phái địa lý Mỹ:
Được hình thành rất muộn nhưng lại phát triển rất nhanh, chỉ mới bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ XX mà đến những năm 30 – 40 đã nổi tiếng qua nhiều công trình cơ bản và thực tiễn. Tuy về cơ bản địa lý Mỹ vẫn là địa lý vùng và cảnh quan trên quan điểm địa lý thống nhất tự nhiên – con người, có chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, nhưng không thành 1 trường phái thống nhất như ở Pháp, hoặc quá đa dạng như Đức, mà phân thành 2 nhánh khác biệt khá rõ rệt là nhánh Trung Tây và nhánh Berkeley.
− Nhánh Trung Tây: chú ý đến nguyên tắc phân vùng và mô tả vùng, đến vấn đề sử dụng đất đai, đến địa lý kinh tế và địa lý chính trị. Khác với Tây Âu thường dựa vào lối sống để giải thích sự đa dạng vùng, các nhà địa lý – địa chất Trung Tây đi theo con đường nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên.
− Nhánh Berkeley: tương phản rõ rệt với nhánh Trung Tây. Họ không quan tâm đến các vấn đề hiện đại, mà say mê đi sâu vào các nền văn hóa cổ, thí dụ nền văn hóa của người da đỏ, trên cơ sở nhân chủng học và dân tộc học.

5. Địa lý các nước khác:
Ngoài các nước trên thì không có nước nào có trường phái địa lý rõ rệt. Đáng kể còn có nước Anh. Địa lý Anh chọn địa lý Pháp làm mẫu, nhưng các nhà địa lý Anh không phải là bắt chước nguyên si địa lý Pháp. Tuy họ không có gì độc đáo hơn nhưng nét Anh của họ là ở chỗ họ đặc biệt quan tâm đến chất lượng điều tra, thường rất chi tiết, tỉ mỉ, đến tính nghiêm túc chặt chẽ của phương pháp luận và phương pháp. Ngoài ra họ còn 2 thế mạnh liên quan đến vị trí bá chủ toàn cầu lúc đó của họ, nhất là bá chủ trên biển, đó là môn địa lý chính trị, và môn địa lý lịch sử.
è Kết luận: Giai đoạn này là thời kì đầy biến động của chủ nghĩa đế quốc. Trong bối cảnh đó, khoa học địa lý cũng cố vươn lên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sống động, phát triển nhiều trường phái quốc gia, nhiều bộ môn khoa học mới, đồng thời ngày càng mang tính thống nhất, nghiên cứu tổng hợp môi trường – con người, nhưng còn thiên về địa lý tự nhiên, hoặc tách biệt các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên và tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất. Có nhiều trường phái mạnh nhưng các trường phái này không bền vững và có xu thế thống nhất lại phương pháp luận và phương pháp chung, một mặt do sức ép từ bên trong của nhu cầu phải thống nhất của khoa học địa lý, trên cơ sở những lí luận có đủ sức mạnh để tổng hợp và liên kết các khuynh hướng khác nhau, mặt khác còn do sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới, đã làm cho nhiều khái niệm khoa học và phương pháp tiếp cận được sử dụng từ trước đến nay đã nhanh chóng bị lỗi thời, nhất là sau Đại chiến thế giới II.

Lê Thanh Long @ 12:34 20/01/2011
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết