NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Go down

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Empty Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bài gửi  nguyenvanlap Sun Aug 26, 2012 8:42 am

1/ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH:
* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:
- Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta:
• Năng lượng.
• Chế biến lương thực – thực phẩm.
• Dệt – may.
• Hoá chất – phân bón – cao su.
• Vật liệu xây dựng.
• Cơ khí – điện tử ...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
* Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành:
- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
2/ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ:
* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.
 Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than).
 Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học).
 Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
 Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất – giấy).
 Sơn La – Hoà Bình (thuỷ điện).
 Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu...
• Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...
• Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
* Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố:
• Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.
• Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
- Hiện nay, Đông Nam Á đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.
3/ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ:
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể.
- Xu hướng chung là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tặng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết