NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
ĐỊA: 12    EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
ĐỊA: 12    EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
ĐỊA: 12    EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA: 12    EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA: 12    EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA: 12    EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA: 12    EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA: 12    EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
ĐỊA: 12    EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


ĐỊA: 12

Go down

ĐỊA: 12    Empty ĐỊA: 12

Bài gửi  nguyenvanlap Mon Oct 08, 2018 9:31 pm

Câu 1: Nhận xét và giải thích về phân bố dân cư ĐBSH
* Khái quát
* Mật độ dân số cao nhất nước ta
- Mật độ trung bình trên 1000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao.
- Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước), có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước…
* Phân bố dân cư không đều:
- Trong toàn vùng:
+ Dân cư tập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1001-2000 người/km2 (dẫn chứng)
+ Mật độ thấp hơn 501 đến 1000 người/km2 ở rìa phía B, ĐB và TN (dẫn chứng)
+ Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, mức độ đô thị hóa.
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng), tỉ lệ dân đô thị thấp hơn tỉ lệ chung cả nước
+ Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống vẫn đảm bảo cho cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh của nông thôn cao hơn đô thị) và 1 số nguyên nhân khác
Câu 2: Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của vùng Đông Nam Bộ:
*Khái quát
* Nhận xét:
- Mật độ dân số trung bình cao so với cả nước và các vùng khác: cao hơn mức trung bình cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng)
Nguyên nhân: đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, là vùng chuyên canh CCN lớn nhất cả nước, tập trung nhiều đô thị lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi (giáp biển, giàu thủy sản, dầu khí, tài nguyên du lịch phong phú…)
- Phân bố không đều: 6 cấp với xu hướng chung là tập trung đông ở trung tâm và phía Nam còn phía Bắc thưa dân hơn.
+ Cấp mật độ cao từ 1001 trở lên: chủ yếu là các đô thị Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa – Vũng Tàu trong đó trên 2000 người/km2: TP HCM, Biên Hòa.
+ Cấp độ trung bình 201 – 1000 người/km2 trong đó từ 501  - 1000 là ở ven các đô thị lớn của vùng : TP HCM, Biên Hòa, Bình Dương, Thủ Dầu Một…
Từ 201 – 500: tỉ lệ diện tích tương đối rộng ĐB Đồng Nai, Bà Rịa, Tây Ninh, Bình Phước…
+ Mức độ thấp: từ 50 – 200: Phía Bắc Tây Ninh, ĐB Bình Phước, TB Đồng Nai, phía Nam TP HCM.
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng)
* Giải thích:
- Mật độ dân số của vùng cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội (đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, tập trung nhiều đô thị, các TTCN và dịch vụ lớn; giáp biển, giàu thủy sản, dầu khí, tài nguyên du lịch phong phú…)
- Phân bố không đều theo 6 cấp mật độ do các nhân tố tác động đến phân bố dân cư không giống nhau trong vùng (Cấp mật độ cao gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, văn hoá; cấp mật độ thấp do đây là những khu vực rừng còn nhiều, cửa sông Sài Gòn, rừng ngập mặn, bãi triều mới bồi)
- Các đô thị là nơi tạp trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển cao hơn. Nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp...
Câu 3:Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở ĐBCL
- Khái quát: gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 40 000 km2 chiếm 12 % diện tích cả nước và dân số 17,69 triệu người (chiếm 17,5 % dân số cả nước)
a. Nhận xét:
* Mật độ dân số trung bình khá cao, phổ biến từ 201- 500 người/km2, cao hơn TB toàn quốc; so sánh với ĐBSH.
*Dân cư phân bố không đều:
- Trong toàn vùng: + Cao nhất là hơn 2000 người/km2
                                  + Thấp nhất 50-100 người/km2
- Giữa các khu vực:
+ Đông đúc nhất ở trung tâm, ven sông Tiền, sông Hậu (501- 1000 người/km2)
+ Khu vực rìa đồng bằng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau dân cư thưa thớt hơn (101-200 người/km2)
- Giữa các tỉnh:
+ Các tỉnh nằm ở trung tâm có mật độ dân số cao hơn ở rìa đồng bằng (Cần Thơ 835 người/km2 còn Cà Mau 234)
+ Ngay trong 1 tỉnh có sự phân bố không đều
Ví dụ: Trà Vinh phía Bắc và tây mật độ cao hơn501-1000, 201-500 còn phía đông nam giáp biển mật độ dân số thấp hơn 101-200
Hoặc trong tỉnh Kiên Giang , cao ở Rạch Giá, thấp nhất ở Hà Tiên (dc)
* Phân hóa:
- Đông đúc ở ven sông Tiền, sông Hậu, trung tâm của ĐBCL (500 -1000 người/km2)
- Thưa thớt: mật độ 50-100 người/km2
b. Giải thích:
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quyết định là trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế
- Mật độ dân số khá cao do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự cư trú và sản xuất.
+ Là vùng thâm canh lúa nước cần nhiều lao động
+ Là một trong những vùng kinh tế năng động của nước ta
+ ĐK tự nhiên thuận lợi: địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm.
- Phân bố không đều do:
Khu vực trung tâm do có đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nền kinh tế phát triển, tập trung mạng lưới đô thị. Khu vực rìa thưa dân vì đây là khu vực đất phèn,đất mặn cần cải tạo.
Câu 4:Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:
*Khái quát
* Mật độ dân số vào loại thấp nhất cả nước, với mật độ phổ biến 50 -100 người/km2
Giải thích: do TN có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật còn hạn chế, lịch sử khai thác lãnh thổ  muộn, chủ yếu dân tộc ít người…
* Phân bố không đều:
Với 5 cấp phân bố: cao nhất lên tới 501-1000 và thấp nhất là dưới 50 người.
- 201-500 người và 501-1000: thành phố Pleei Ku, Buôn Ma Thuật, Đà lạt, thị xã Bảo Lộc và các vùng phụ cận do đây là các đô thị nơi có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- 50-100, 101-200: tập trung ven các đô thị và các vùng chuyên canh CCN lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc…
- Dưới 50: tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất giao thông như vùng biên giới với Lào và CPC, vùng núi cao phía Bắc cao nguyên Lâm Viên
Câu 5: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Bắc trung Bộ.
* Khái quát: gồm 6 tỉnh, dân số 2008 là 10,7 triệu người chiếm 12,5 % dân số cả nước
* Mật độ dân số trung bình là 208 người/km2, thấp hơn mức trung bình cả nước (260), thấp hơn nhiều ĐBSH, ĐBCL, ĐNB
Do trình độ phát triển kinh tế chưa cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
* Phân bố dân cư rất không đồng đều:
Có đầy đủ 7 cấp mật độ từ cao nhất trên 2000 đến mức thấp nhất dưới 50.
- Trên 2000 rất ít chỉ tập trung phụ cận các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hóa, Vinh, Huế.
- 1001-2000:chỉ có ở phụ cận thành phố Thanh Hóa.
- 501-1000: phân bố ở các đồng bằng duyên hải như Thanh Hóa, Nghệ An, và Thừa thiên Huế.
- 201-500: Tập trung ở ven các thành phố thị xã ven biển, dọc quốc lộ 1A: hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà.
- 101-200: thuộc vùng đồi trung du trước núi ở Nghệ an, Thanh Hóa, Quảng Trị…
- 50-100 và dưới 50: là vùng núi hiểm trở phía tây thuộc dãy TSB.
    Không đều giữa các khu vực,các tỉnh:
- Giữa đồng bằng ven biển và trung du miền núi, đồng bằng có mật độ dân số cao trên 200, tiếp đến vùng đồi trung du trước núi 101-200, vùng núi phía tây dưới 100.
- Giữa thành thị và nông thôn: phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng, qui mô dân số ít.
- Giữa các tỉnh: cao nhất là Thanh Hóa và thấp nhất là Quảng Bình.
- Trong 1 tỉnh: phía tây thưa dân, phía đông đông đúc hơn
à Kết luận: khu vực đông dân: đồng bằng ven biển, dọc QL 1 và đường sắt thống Nhất
Vùng thưa dân: đồi núi phía tây
Giải thích: do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
- Tự nhiên: địa hình, đất đai, nguồn nước, thiên tai trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực núi cao hiểm trở thưa dân hơn so với đồng bằng ven biển)
- KT_XH: tính chất nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế
+Khu vực đông dân nhất là các thành phố thị xã gắn với hoạt động CN và DV phát triển.
+ Các khu vực đồng bằng gắn với hoạt động trồng lúa nước, hoạt động khai thác thủy sản có mật độ tập trung đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây và phát triển lâm nghiệp ở núi cao phía tây.
Câu 6: Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư- dân tộc của vùng núi Tây Bắc. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH của vùng?
* Khái quát
* Mật độ dân số thấp, qui mô nhỏ nhất trong 8 vùng nước ta với 2,66 triệu người, chiếm 3 % dân số toàn quốc (08)
Do địa hình hiểm trở nhất nước ta, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, nhiều dân tộc ít người…
* Phân bố dân cư không đều:
- Theo độ cao địa hình: các vùng có địa hình thấp thường có mật độ dân số cao hơn những vùng núi cao.
Cao nguyên Sơn La, Mộc Châu mật độ 50-100, vùng núi cao HLS , Pu Si Lung, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh dưới 50 người/km2.
- Giữa các tỉnh: cao nhất Hòa Bình (178) thấp nhất Lai Châu (37)
- Không đồng đều ngay trong 1 tỉnh:
     Các thành phố, thị xã có mật độ dân số cao hơn vùng sâu, vùng xa
VD: MĐ DS Sơn La chia 3 cấp độ:
    + Cao nhất: 101-200: trung tâm thị xã Sơn La
    + 50-100: cao nguyên Sơn La, Mộc Châu
    + Dưới 50: dọc dãy Pu Sam Sao
* Đặc điểm phân bố dân tộc:
- Đây là địa bàn cư trú nhiều dân tộc ít người, thành phần dân tộc đa dạng gồm các nhóm V-Mường, Tày – Thái…trong đó chủ yếu là nhóm Tày- Thái, thứ 2 là nhóm HMoong-Dao, các nhóm còn lại số lượng ít.
- Phân bố: các dân tộc không sống riêng rẽ mà xen kẽ nhau, tuy nhiên 1 số dân tộc có số lượng lớn sống tập trung ở 1 số tỉnh:
+ Người Thái: thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái sống tập trung trong các thung lũng và cánh đồng miền núi ở các tỉnh Sơn la, Điện Biên, Lai Châu, Hào Bình.
+ Người Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường cư trú tập trung ở Hòa Bình.
+ Người Hmoong thuộc nhóm ngôn ngữ Hmoong- Dao sống ở các vùng núi cao Lai Châu, ĐB, Sơn La.
* Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư, dân tộc đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Dân số ít, phân bố thưa thớt gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên và lao động của vùng. Đây là vùng có nhiều tiềm năng khoáng sản, thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển CCN nhưng lại thiếu lao động đặc biệt lao động kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo, kinh nghiệm sản xuất phong phú có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH miền núi, đảm bảo ANQP của đất nước.
- Tuy nhiên trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ít người còn thấp gây khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển sản xuất, khai thác hiệu quả TNTN.
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết