NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
LỚP 11     EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
LỚP 11     EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
LỚP 11     EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


LỚP 11

Go down

LỚP 11     Empty LỚP 11

Bài gửi  nguyenvanlap Fri Oct 05, 2018 8:13 am

Câu 1:a). Mục đích của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
 Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước thành viên. Thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, duy trì môi trường quốc tế, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
 Thúc đẩy hơn nữa quan hệ quốc tế , thương mại và đầu tư.
 Trao đổi kinh nghiệm phát triển, trình độ khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi. Nâng cao khả năng cạnh tranh. Góp phần thúc đẩy quá trình cải cách và công cuộc đổi mới. Thúc đẩy quan hệ song và đa phương của Việt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
 Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn
 Chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hơn: APEC, ASEM,WTO,...
b). Đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển của ASEAN (đề của NBK)
 Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN(28/7/1995). Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trong nhiều lược hợp tác của ASEAN như văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học-công nghệ...
 Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố , nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Qua đó vị thế của nước ta cũng được nâng cao.
 Về kinh tế: tăng cường sự trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác.
 Góp phần tích cực vào việc thúc đẩy: Lào, Campuchia, Mianma gia nhập vào ASEAN.
 Cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác, tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư,...như thực hiện AFTA, hành lang Đông-Tây, tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.
 Tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội (12/1998). Năm 2010, Việt Nam đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN.
c). Hành lang kinh tế Đông –Tây của Đông Nam Á đi qua các nước: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam
* Ý nghĩa hành lang:
 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân dọc hành lang kinh tế Đông-Tây.
 Tăng cường liên kết giữa các nước trong khu vực.
 Phát huy tốt nhất tiềm lực kinh tế-xã hội giữa các nước.
d). Nhiệm vụ của chủ tịch ASEAN năm 2010:
 Quan trọng nhất là chủ trì hai hội nghị cấp cao, nhiều hội nghị bộ trưởng và quan chức coa cấp.
 Việt Nam cũng tiến hành nhiều hoạt động khác như đề xuất ý kiến, đưa ra những ý tưởng và chủ trì xây dựng các văn kiện quan trọng của ASEAN điều phối các hoạt động hợp tác của ASEAN, tham vấn và điều phối lập trường các nước trong việc xử lí những vấn đề khu vực và quốc tế nảy sinh, đại diện ASEAN tham dự một số diễn đàn khu vực và quốc tế lớn.
Câu 2: a) So sánh Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
b) Thành tựu, thách thức và những giải pháp của ASEAN(trình bày: 1 thành tựu thì đi đôi với một thách thức. Từ đó đưa ra giải pháp .
Câu 3: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập vào ASEAN.
 Kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%. Việt Nam tham gia hầu hết các hoạt động về giá trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao. Vị thế được nâng cao.
 Cơ hội:
 Được hợp tác trên tất cả các lĩnh vực(??) nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên quốc tế
 Kinh tế: xuất nhập khẩu hàng hóa trên thị trường rộng lớn hơn nữa tỉ dân, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế cuả khu vực.
 Thách thức:
 Phải cạnh tranh hàng hóa với các thương hiệu có tên tuổi, uy tính hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.
 Sự trên lệch về tốc độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác nhau về thể chế chính trị
 Giải pháp: đón đầu và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh cuả các sản phẩm hàng hóa.
Câu 4: Phân tích những tiềm năng về tự nhiên, dân cư để phát triển kinh tế-xã hội ở các nước Đông Nam Á
Phần 3 trang 152 và phần 1 trang 153: SGK nâng cao.
Câu 5, 6: p223.
Câu 7: Nêu vai trò của Việt Nam trong năm giữ vai trò chủ tịch ASEAN.

 Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 15 năm 2009, khi chính thức nhận chủ tịch ASEAN năm 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo chủ đề cho năm 2010 là “hướng tới cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn và hành động” đây là chủ đề mang tính hành động phản ánh rỏ nhu cầu và trọng tâm hợp tác của ASEAN trong thời gian tới.
 Trong năm làm chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ chủ trì, đăng cai tổ chức một loạt các hội nghị quan trọng. Trong đó có hai hội nghị cấp cao ASEAN cùng các hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác bên ngoài.
 Với vai trò chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ ưu tiên tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, phối hợp chặt chẽ, cùng các nước thúc đẩy triển khai có hiệu quả các trương trình, kế hoạch hợp tác với những hoạt động cụ thể và nguồn lực thích đáng. Hoàn tất việc đưa ASEAN vào cuộc sống. Đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước khác. Nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Câu 8:a) Tại sao trong những năm qua nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển với tốc độ nhanh.
 Cải tổ nền kinh tế quốc dân theo hướng xuất khẩu.
 Thi hành chính sách mở cửa, khuyến khích các công ty tư bản nước ngoài đầu tư vốn kĩ thuật để đổi mới và hiện đại hóa các ngành kinh tế ( nhất là công nghiệp).
 Gần đây các nước Đông Nam Á đã thu hút được đầu tư nước ngoài.
 Hình thành các khu chế xuất nhằm
 Tạo việc làm
 Nhập khẩu kĩ thuật
 Khuyến khích các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu.
 Khai thác nguồn lực trong nước:
 Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
 Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
b). Từ bày học kinh nghiệm của các nước này, Việt Nam rút ra bài học gì để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế:
 Cải tổ nền kinh tế quốc dân
 Kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến rỏ rệt nhất là sau công cuộc đổi mới
 Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Xây dựng hệ thống kinh tế mở
 Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế năng động, sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Thu hút đầu tư nước ngoài ban hành luật đầu tư nước ngoài
 Khai thác thế mạnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế của trong và ngoài nước chú ý đến các sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
Câu 9: Thành tựu và thách thức của ASEAN. Liên hệ Việt Nam.
Thành tựu và thách thức: SGK
Liên hệ Việt Nam.
 Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 và trở thành thành viên tích cực. Tham gia hầu hết các hoạt động về văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao,...từ đó vị thế của Việt Nam được nâng cao (dẩn chứng)
 Về mặt kinh tế giao dich5 thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế.
 Tuy có nhiều cơ hội để phát triển nhưng nước ta cũng tồn taị nhiều thách thức cần phải vượt qua đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ và sự khác biệt về thể chế chính trị.
Câu 10: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Đông Nam Á: (mục 3 trang 152 SGK).
Bổ sung phần khó khăn:
 Các thiên tai: ???
 Diện tích rừng lớn nhưng đang có nguy cơ thu hẹp.
 Khoáng sản: giàu chủng loại nhưng hạn chế về tiềm năng khai thác.
Câu 5: Các thành tựu mà ASEAN đạt được nhờ nguyên nhân, biện pháp nào?
ASEAN đạt được những thành tựu là nhờ có bước đi đúng đắn, tìm ra những con đường phù hợp với tình hình trong nước và trên thế giới, là những nước năng động của nền kinh tế thế giới.
 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
 Đầu tư lẫn nhau và mở rộng hợp tác và ngoài khu vực, rất tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
 Có chính sách, biện pháp điều hành vĩ mô kịp thời, có hiệu quả nên nâng cao năng suất lao động.
 Người lãnh đạo năng động, nhạy cảm, có khả năng, có trình độ chuyên môn và quản lí giỏi.
 Đầu tư thỏa đáng về khoa học, coi trọng chất xám, coi đây là động lực thúc đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế .
 Khai thác, sử dụng có hiệu qủa nguồn tài nguyên trong nước.
 Đầu tư trọng điểm không tràn lan, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động có hiệu quả, ưu thế của các nước nước này đều có bờ biển (trừ Lào).
Câu 6: Chứng minh Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.
 Đông Nam Á nằm ở Đông Nam châu Á, bao gồm các quốc gia nằm tren bán đảo Trung Ấn (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mianma) và quần đảo Mã Lai (In-đô-nê-xê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo); nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
 Đây là khu vực có chế độ nhà nước, chế độ chính trị và trình độ phát triển khác nhau.
 Đông Nam Á nằm giữa hai quốc gia lớn có nền văn hóa lâu đời, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sẽ là siêu cường quốc kinh tế thế kĩ XXI (Trung Quốc và Ấn Độ), nằm gần siêu cường kinh tế Nhật Bản.
 Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa lục địa Ô-xtrây-li-a và các nước phía Bắc.
 Đông Nam Á nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới và châu Á-Thái Bình Dương.
 Đông Nam Á còn là vùng giàu tài nguyên ( nông sản nhiệt đới và khoáng sản có tầm chiến lược quốc tế), đông dân, một thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm và là một địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
 Các nước Đông Nam Á có tiếp xúc với biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (trừ Lào), thuận lợi cho giao thông quốc tế, phát triển du lịch, xây dựng các khu chế xuất. Hiện nay, nhiều nước đã khai thác lợi thế của mình về vị trí địa lí trong công cuộc xây dựng đất nước.
 Đông Nam Á còn có vị trí địa lí-chính trị rất quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Với vị trí chiến lược này, Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trên bản đồ tự nhiên, kinh tế, chính trị trong khung cảnh của thế giới hiện nay.
b) Các nước trong khu vực Đông Nam Á có lợi thế khai thác cá biển, song sản lượng khai thác cá biển,song sản lượng khai thác còn ít so với các khu vực khác vì:
 Chủ yếu do phương tiện đánh bắt cá cua3 ngư dân trong khu vực còn lạc hậu từ phuong tiện chuyên chở (tàu thuyền), phương tiện đánh bắt cá (lưới và các công cụ khác,...).
 Do công cụ lao động lạc hậu nên ngư dân lao động đánh bắt thủ công và chỉ đánh bắt ở gần bờ, ít có tàu lớn để đánh bắt xa bờ.
Câu 4: So sánh liên kết hai khu vực:ASEAN và EU.
* Giống nhau:
 Đều là liên kết kinh tế khu vực thành công nhất, với dân số đông.
 Số lượng thành viên đều tăng, cán cân thương mai dương.
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
 Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các nước thành viên.
* Khác nhau:
LỚP 11     Eeeeee10








b).Những tương đồng về tự nhiên giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á:
 Việt Nam và các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương-nơi có nền kinh tế năng động nhất thế giới thuận lợi cho mở rộng thị trường trong việc phát triển kinh tế.
 Việt Nam và các nước Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á có thể phát triển nông nghiệp nhiệt đới, nhưng gặp nhiều bảo, lũ, hạn hán.
 Việt Nam và các nước Đông Nam Á nằm ở nơi gặp gỡ giữa hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên có nhiều loại khoáng sản: dầu khí, km loại màu,...
 Việt Nam và các nước Đông Nam Á có chung vùng biển Đông giàu khoáng sản, thủy sản, giao thông quốc tế và du lịch biển.
 Việt Nam và các nước Đông Nam Á có đất trồng đa dạng: đất phù sa, đất đỏ badan thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Câu 11: Phân tích đặc điểm vị trí địa lí của Đông Nam Á và tác động của nó dưới sự phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 12: a). Việc phát triển giao thông theo hướng Đông –Tây ở Đông Nam Á lục địa có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế của khu vực này dẩn chứng.

 Do hướng địa hình của khu vực Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng Tây Băc-Đông Nam nên việc phát triển giao thông theo hướng Đông –Tây gặp trở ngại nhưng hết sức cần thiết. Đặc biệt là dưới các nước:Mianma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam. Vì các quốc gia này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng Bắc-Nam.
 Vì vậy phát triển giao thông vận tải theo hướng Đông-Tây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương ở mọi nước và trong hợp tác cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á lục địa.
* Dẫn chứng: tuyến hành lang Đông-Tây, đường quốc lộ 9 của Việt Nam từ Đông Hà( Quảng Trị) đi qua cửa khẩu đến Xa-van-na-kha và các tỉnh Nam Lào.
b). Ảnh hưởng của dân cư-xã hội trên sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Nam Á(SGK p153,154).
Dân cư đông, trẻ
Phân bố thuận lợi, khó khăn
Xã hội.
Câu 13: Mục tiêu của ASEAN SGK p163
a).Tại sao mục tiêu ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định.
 Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau của tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều chịu ảnh hưởng của sự ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, ton giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên các nước trong khu vực đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để phát triển.
 Trong các vấn đề về: biên giới, đảo, vùng đặc quyền về kinh tế do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán, giải quyết một cách hòa bình
 Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
b). Nêu một vài sự kiện nổi bật về giá trị, văn hóa của Việt Nam từ 2009 đến nay trên trường quốc tế.
 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự và có đóng góp quan trọng tại phiên hợp thượng đỉnh hội đồng bảo an và phiên thảo luận cấp cao đại hội đồng Liên Hợp Quốc (9/2009)
 Đại hội thể thao trong nhà châu Á lần 3 được tổ chức tại Hà Nội và một số địa phương khác của Việt Nam từ 30/10-8/11/2009.
 Năm 2010 Việt Nam đảm nhận vương vị chủ tịch ASEAN từ 1/2010-12/2010.
 Từ 5/1-12/1/2010 Việt Nam tổ chức diễn đàn du lịch ASEAN
 10/3/2010 lần 6, Việt Nam là nước đăng cai “diễn đàn văn hóa thanh niên Đông Nam Á”
 Cập nhật bổ sung thêm.
Câu 14: a) Nhờ những điều kiện nào mà các nông sản nhiệt đới của các nước trong khu vực Đông Nam Á trở thành những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng trên thế giới
 Khí hậu nóng ẩm gió mùa với nên độ ẩm cao thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
 Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mở thuận lợi phát triển lúa gạo quy mô lớn, số lượng cao
 Đất Fêralit, đỏ badan ở miền núi thích hợp trồng cây công nghiệp: cao su, càfê,...
 Sự phân hóa của khí hậu làm tăng tính đa dạng của cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, khả năng tăng canh, xen vụ.
 Nhiều sông lớn(??) giá trị cho tưới tiêu nước, bồi đắp phù sa
 Lao động dồi dào, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa
 Công nghiệp ngày càng phát triển, nhất là công nghiệp phục vụ nông nghiệp: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm.
 Thị trường càng được mở rộng và ổn định. Nhiều nông sản của khu vực xâm nhập vào thị trường thế giới.
b). Chỉ số tiêu dùng điện năng bình quân theo đầu người của một quốc gia có ý nghĩa gì? cho ví dụ chứng minh ở khu vực Đông Nam Á
 Ý nghĩa:
 Thể hiện điện năng sử dụng cho sinh hoạt và cho sản xuất là ít hoặc nhiều
 Quốc gia nào có chỉ số điện năng tiêu dùng trên người cao thể hiện quốc gia đó có trình độ phát triển kinh tế cao, người dân có mức sống cao.
 Liên hệ Đông Nam Á:
 Xingapo là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao trong khu vực là một trong những nước có sản lượng điện bình quân trên người cao:7.353 kwh/người(2003).
 Campuchia là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, sản lượng điện bình quân trên người thấp: 8.6kwh/người.

nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết