NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
LỚP 11     EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
LỚP 11     EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
LỚP 11     EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP 11     EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


LỚP 11

Go down

LỚP 11     Empty LỚP 11

Bài gửi  nguyenvanlap Fri Oct 05, 2018 8:04 am

Câu 1:a) Hiểu biết của em về: Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU (chứng minh quan hệ Việt Nam-EU là quan hệ hợp tác toàn diện).
 Là mối quan hệ hợp tác toàn diện. Có quan hệ hợp tác và hữu nghị với các nước thành viên của EU từ nhiều năm.
 Thiết lập quan hệ với EU từ 1990.
 1995 kí hiệp định khung về hợp tác giữa Việt Nam và EU.
 Đã tiến hành đàm phán hiệp định đối tác và hợp tác về một số vấn đề như: nhập cư, chống khủng bố, trao đổi khoa học-công nghệ và nghiên cứu khoa học.
 Đã có sự phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, y tế, cải cách hành chính...
 EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ xuất nhập khẩu giữa hai bên:6 tỉ USD/năm.
 Tổng số vốn FDI và ODA của các nước thành viên EU tại Việt Nam ngày càng tăng ( số liệu) FDI của EU vào Việt Nam chiếm 20% tổng FDI vào Việt Nam.
 Trước đây, nhiều nước thành viên của EU đã ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Ngày nay EU tiếp tục ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao.
 Mối quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Việt Nam và EU.
 1995 Việt Nam và EU đã kí hiệp định khung. Từ đó đến nay quan hệ giữa Việt Nam và EU đã phát triển trên nhiều lĩnh vực.
 Thương mại: kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 7.1 tỉ USD. Thị trường xuất khẩu chính là: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan. EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kì.
 Tổng số vốn đầu tư của EU vào Việt Nam đứng thứ hai sau Hàn Quốc.
 Đặc biệt là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại ODA thông qua các dự án: xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, trồng rừng, bảo vệ môi trường,..
b). Chứng minh EU là liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới.
 GDP của EU đứng đầu thế giới năm 2004 (12690,5 tỉ USD). Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
 Tuy EU chỉ chiếm 7.1% dân số thế giới, 2.2% diện tích thế giới nhưng lại chiếm vị trí cao trên thế giới về một số chỉ tiêu:
 37.7% trong xuất khẩu của thế giới
 31% trong GDP của thế giới
 26% trong sản xuất ô tô của thế giới
 59% trong viện trợ phát triển của thế giới
 Tỉ trọng xuất khẩu cao (26.5% trong GDP-2004).
 Hoạt động thương mại của EU có ảnh hưởng ngày càng lớn đến tất cả các nước trên thế giới và khu vực.
 Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển và có những ưu đãi cho một số nước ở châu Á, Caribê và châu Phi.
• Chứng minh EU là liên minh khu vực lớn nhất thế giới (khái quát hơn)
 Số lượng thành viên liên tục tăng (dẫn chứng)
 Mật độ liên kết thống nhất giữa các nước thành viên càng cao, liên kết toàn diện. VD: đồng Erô, liên kết vùng, đường hầm giao thông
 Là liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới ( trình bày phần b).
Câu 2: Biểu hiện và ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất.
 Biểu hiện ( tóm tắt các mục của EU tiết 2 p76).
 Ý nghĩa: tập hợp tất cả các ý nghĩa của các mục trên
Câu 3:
Phân tích nguyên nhâ để EU trở thành TTKT, tổ chức thương mại hàng đầu TG

-EU đã thành công trong việc tạo 1 thị trường chung đảm bảo tự do luu thông về 4 mặt:.....
-Dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước thành viên, có chung mức thuế trong thương mại
- Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
-Không tuân thủ những quy định của tổ chức thương mại TG, hạn chế nhập khẩu đối với than và sắt, hổ trợ cho hàng nông sản
Câu 3 a).quan hệ Việt Nam –EU được biểu hiện như thế nào? Ví dụ chứng minh.( câu hỏi cụ thể khác câu 1 mang tính chất khái quát).
 Hợp tác và phát triển: các dự án hợp tác của EU đều tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của ta là:
 Phát triển nông thôn nhăm giảm khoảng cách giàu nghèo, hổ trợ vùng sâu, vùng xa, miền núi
 Phát triển nguồn nhân lực
 Phát triển y tế, giáo dục
 Hổ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực quản lí đặc biệt trong lĩnh vực: kế toán, kiểm soát, sở hửu trí tuệ...
 Hổ trợ cải cách hành chính: tư pháp, ngân hàng, tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế.
 Về thương mại: kim ngạch thương mại hai chiều. EU là đối tác lớn nhất của Việt Nam năm 2005, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại ( sau đó là Mĩ 14%, Nhật Bản 13%, Trung Quốc 11%).
 Về đầu tư: tính đến năm 2004 tổng số vốn đầu tư đã kí của các nước EU vào Việt Nam đạt 6.9 tỉ USD với 473 dự án, chiếm 9,04% tổng vốn FDI đã được cấp phép; đứng đầu danh sách những nước có vốn đầu tư tại Việt Nam.
b) Khả năng hợp tác giữa Việt Nam-EU. Để khai thác hiệu quả thị trường này, Việt Nam cần chú ý vấn đề gì?
 Khả năng:
 EU là thị trường lớn ( 450 triệu dân)
 Phần lớn các nước mới gia nhập EU là bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Đó là cơ hội để chúng ta kết nối và mở rộng sang nhiều thị trường quan trọng của EU như: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha.
 Chú ý:
 Coi EU là thị trường chiến lược quan trọng và có nhiều tiềm năng.
 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung, đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường châu Âu nói chung
 Cần tìm ra con đường nhập thẳng vào EU( hiện nay chủ yếu qua trung gian).
 Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại.
 Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ EU.
 Phát huy vai trò của cộng đồng và Việt Nam ở các nước EU để làm cầu nối cho quan hệ hợp tác.
Câu 4a) Phân tích nội dung và lợi ích của việc thành lập thị trường chung châu Âu. Ý nghĩa của việc sử dụng đồng Erô.
Nội dung SGK, lợi ích đã bổ sung vào SGK.
b) Liên kết vùng châu Âu là gì? Ý nghĩa. SGK
c) 13 quốc gia sữ dụng đồng Erô: một chữ: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Phần Lan, Ailen, Hi Lạp, Xlôvênia, Lucxămbua, Latvia, Extônia, Lôvakia.
Câu 5a) Đặc điểm chủ yếu của EU trong quá trình hình thành và phát triển.
Phần 1 SGK p71 và bổ sung trong sách.
b) Tại sao nói năm 2010 có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU.
 Năm 2010 đánh dấu 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-EU và 15 năm hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU được kí kết.
 Năm 2010 Việt Nam-EU đã kí hiệp định đối tác và hợp tác Việt Nam-EU(PCA).
 Đây sẽ là hiệp định khung thay thế hiệp định năm 1995, tạo khuôn khổ hợp tác mới nhằm đưa hai bên càng đi vào chiều sâu và toàn diện hơn.
 Kĩ niệm 35 năm ngày Việt Nam thành lập quan hệ ngoại giao với Đức. Năm 2010 được chọn là năm “Đức ở Việt Nam” và năm “ Việt Nam ở Đức”.
Câu 6: Các mốc chính trên con đường phát triển của EU.
 Mục 1 SGK p71
 Mở rộng không gian lãnh thổ.
 Mở rộng lên phía Bắc: gia nhập vào EU năm 1973 là: Đan Mạch, Anh, Alien, năm 1995 là Phần Lan, Thụy Điển, Áo (ở phía Đông)
 Mở rộng xuống Nam: gia nhập vào EU năm 1981 là Hi Lạp, 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
 Mở rộng sang phía Đông: gia nhập vào EU năm 2004: Balan, Sec, SIP, Hung-ga-ri, Xlô-vê-ni-a, Xlovakia, Extônia, Lit-va, Latvia, Manta; năm 2007 là: Bun-ga-ri, Rumani.
 Tăng số lượng nước thành viên: 1957 có 6 nước (EU6), năm 1995 có 15 nước (EU15), 2007 có 27 nước (EU27).
 1993 thành lập thị trường chung châu Âu.
 1999 đồng Erô được đưa vào giao dịch, thanh toán.
 2004 có 13 nước sử dụng đồng tiền chung Erô.
b) Việc sử dụng đồng tiền chung đã mang lại những lợi thế gì cho EU trong việc cạnh tranh quyết liệt với Hoa Kì và Nhật Bản.
 Đồng tiền chung phát huy được sức mạnh của thị trường nội địa với tư cách là một khu vực kinh tế thống nhất mà trước khi thống nhất tiền tệ những cân bằng hối đoái giữa đồng tiền của các nước thành viên đã ảnh hưởng không tốt đến sức cạnh tranh.
 Đồng Erô làm cho thị trường rõ ràng và nâng cao sức cạnh tranh. Đồng Erô có tác động tích cực, lâu dài trên thị trường lao động trên cơ sở chung vì công ăn việc làm đang có và tạo thêm việc làm mới.
 Giúp cho chuyển giao vốn trong EU dễ dàng hơn.
 Đồng Erô góp phần tạo dựng cho EU trở thành một trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới. Đồng Erô đã trở thành đồng tiền giao dịch lớn thứ hai thế giới.
Câu 7: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của liên kết vùng châu Âu-SGK p79
Kể tên 27 nước trong EU.
8 nước 1 chữ: Đức, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Áo, Sec, Sip.
8 nước 2 chữ: Hà Lan, Ba Lan, Phần Lan, Ailen, Hi Lạp, Đan Mạch, Thụy Điển, Manta.
6nước: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Rumani, Luc-xăm-bua.
5nước: Xlôvakia, Litva, Latvia, Xlô-vê-ni-a, Extônia.
Câu 8: Hiện nay hàng thủy hải sản của Việt Nam nhập vào EU gặp những thuận lợi, khó khăn gì?
* Thuận lợi:
 EU hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam 26/27 quốc gia thuộc EU đã nhập hàng thủy sản của Việt Nam.
 Năm 2008, lượng thủy sản xuất khẩu sang EU chiếm 40% tổng lượng thủy hải sản xuất khẩu và 25.4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
 Trong những năm qua các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, luôn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà EU – thị trường có những nhu cầu khắc khe về chất lượng, vi sinh an toàn thực phẩm.
 Hiện nay có khoảng 330 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU đưa Việt Nam là một trong những nước châu Á có số lượng lớn doanh nghiệp được cấp mã số xuất khẩu thủy sản vào EU
*Khó khăn:
 Từ 1/2010, mỗi lô hàng xuất khẩu thủy sản vào EU phải có bảng cam kết của nhà máy chế biến và nguồn gốc sản phẩm hoặc giấy chứng nhận khai thác trong trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành một lô hàng xuất khẩu. Các giấy tờ đó phải được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trước khi hàng về đến cửa xuất khẩu của nước đó, khai báo rất chi tiết về tàu đánh bắt, về doanh nghiệp, cán bộ và xuất khẩu sản phẩm đó, về vùng khai thác, loại khai thác vá khối lượng khai thác.
 Trong khi đó việc yêu cầu cụ thể hóa vùng khai thác, ngày khai thác vá thay đổi phương thức hoạt động của cộng đồng ngư dân là rất khó.
 Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa có hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực đáp ứng IUU, chưa có đội tàu khai thác qui mô lớn , hoạt động đánh bắt của ngư dân lại không tập trung, nên việc quản lí cũng như thông tin đến ngư dân về việc đáp ứng các qui định mới của EU cũng gặp trở ngại.
 Ngoài ra do phuong tiện khai thác của ngư dân còn chậm đổi mới, khai thác không tập trung.
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết