NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
LỚP: 11    EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
LỚP: 11    EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
LỚP: 11    EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


LỚP: 11

Go down

LỚP: 11    Empty LỚP: 11

Bài gửi  nguyenvanlap Wed Oct 03, 2018 9:15 pm

Câu 1: a. Biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu.
a.1) Biểu hiện:
 Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên
 Mưa axit phá hoại mùa màng, các công trình giao thông
 Tầng ôzôn mỏng dần và lổ thủng ngày càng lớn
a.2) Nguyên nhân:
 Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị máy móc...
 Cháy rừng và nạn phá rừng.
b. Biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam.
 Số cơn bảo ngày càng nhiều, cường độ ngày càng mạnh
 Mưa nhiều, gây lũ quét ở các vùng trung du và miền núi.
 Thời tiết diễn biến thất thường, lũ lụt hạn hán diễn biến phức tạp
 Đe dọa, sạt lỡ đất ở các vùng ven sông, ven biển
 Có nguy cơ thu hẹp diện tích ở các đồng bằng ven biển
 Suy thoái các nguồn tài nguyên: đất, nước, sinh vật,...
 Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Câu 2: Bạn biết gì về hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu? Những nội dung bất đồng ở hội nghị là gì? 3 chủ đề chính được thảo luận trong hội nghị là gì?
 Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên hiệp quốc tổ chức, chính thức khai mạc ra tại Co-pen-ha-gen (Đan Mạch) vào 10g sáng  ngày 7/12/2009 (17 giờ chiều gời VN)
 Hội nghị quy tụ 192 quốc gia trên thế giới. Nhiều câu hỏi về sự sống của hành tinh đang chờ đợi lời giải đáp từ chính hội nghi này.
 Phần đầu tiên của hội nghị dự kiến đành cho tranh luận về hiệp định cắt giảm khí thải, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nước phát triển và đang phát  
5nội dung bất đồng
-Giữ cho TĐ chỉ nóng lên ở mức 20C.
-Tuân thủ và thực hiện những gì đã cam kết
-Viêc tài trợ của các nước giàu
-Tương laia của nghị định thư Ki-ô-tô năm1997
-Cứu lấy rừng nhiệt đới
3 chủ đề chính được thảo luận trong hội nghị
-Mục tiêu cặt giảm khí thải của các nước phát triển
-Hổ trợ tài chính cho việc  ứng phó với BĐKH ở các nước đang phát triển
-Cơ chế trao đổi cacsbon nhằm chấm dứt nạn phá rừng từ nay đến 2030
Câu 3: Mục tiêu và các vấn đề trọng tâm của hội nghị Cô-pen-ha-gen (biến đổi khí hậu)
 Mục tiêu:
 Hội nghị Cô-pen-ha-gen là hội nghị về biến đổi khí hậu 2009 diễn ra tại Co6-pen-ha-gen (Đan Mạch) từ ngày 7 đến ngày 18/2/2009.
 Hội nghị quy tụ 192 quốc gia trên thế giới nhằm kí kết 1 thỏa thuận toàn cầu “ Toàn cầu chống sự nóng lên của Traí Đất.
 Các vấn đề trọng tâm:
 Vấn đề cắt giảm khí thải
 Vấn đề tài chính: quy động các nguồn tài chính nhằm hổ trợ các nước đang phát triển chuyển sang nền kinh tế khí thải cacbon thấp.
 Vấn đề hợp pháp giữa các nước tham gia hội nghị.
 Vấn đề chặt phá rừng.
Câu 4 a) Tại sao biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành vấn đề cấp bách.
 Sự thay đổi khí hậu diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có, bởi một khối lượng khổng lồ khí CO2,  CH4 và các hậu quả nghiêm trọng
 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như ung thư da, mù mắt.
 Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối mất mùa, dịch bệnh gây hại cây trồng, vật nuôi.
 Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, thiếu lương thực.
 Nhiều thiên tai nghiêm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả.
 Mưa axit ảnh hưởng đến tài nguyên: đất, nước, công trình xây dựng.
b) Năm 2010 sự kiện “ giờ Trái Đất” có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh và thành phố tham gia. Khẩu hiệu của giờ trên Trái Đất là gì?
 Năm 2010 sự kiện “ giờ Trái Đất” có 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia. Việt Nam có 21 tỉnh và thành phố tham gia.
 Khẩu hiệu của giờ trên Trái Đất là: “Hành động nhỏ thay đổi lớn”.
Câu 5: a).Tại sao bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại? Tại sao khắp nơi trên Trái Đất đều có các  hoạt động bảo vệ môi trường?
 Đây là vấn đề sống còn của nhân loại. Vì con người đã tác động đến môi trường làm tổn hại môi trường
     Nhiều hậu quả.
 Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó có con người tồn tại và phát triển
 Cuộc sống của con người có liên quan mật thiết đến môi trường.
 Con người là thành phần của môi trường, không thể tách rời môi trường
 Môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người sinh sống và ngược lại.
b). Ở các nước đang phát triển vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với nhau như thế nào?
 Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của đại bộ phận dân cư gắn chặt  với việc khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên thiên nhiên
 Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường         cuộc sống khó khăn hơn
 Để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chổ cần phải có những biện pháp cụ thể, kịp thời.
 Muốn bảo vệ môi trường không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
c). Một số loài động vật ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn rất ít:
 Một số loài hầu như tuyệt chủng: tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy nước, vượn tay trắng,...
 Một số loài quá ít, có nguy cơ tuyệt chủng:
• Hổ, tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng.
• Hạc cổ trắng, gà lôi đen mào đen, công, trĩ, rùa.
Câu 6: Em hiểu thế nào về câu nói “Phát triển bền vững đảm bảo có sự phát triển kinh tế, xã hội công bằng, môi trường được bảo vệ, giữ gìn.” và cho ví dụ minh họa từng vấn đề một?
-Kinh tế phát triển bền vững có hiệu quả là: đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định, khai thác tài nguyên hợp lí và bảo vệ môi trường.
-Công bằng xã hội là:
 Mọi công dân và tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đều cùng bình đẳng trước pháp luật.(VD: vi phạm pháp luật đều bị xử phạt như nhau theo qui định của pháp luật ...)
 Dân số: giaỉ quyết vấn đề về dân số như già hóa dân số, bùng nổ dân số, cân bằng giới tính...(VD: già hóa dân số ở Nhật Bản, mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc...). Đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết vấn đề việc làm...
 Xóa bỏ chiến tranh, xung đột sắc tộc ma túy, buôn bán trẻ em và vũ khí...(VD: nạn buôn người ở Trung Quốc, xung đột ở Lybia,...)
-Môi trường:
 Tìm ra những biện pháp để ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn (VD: băng tan ở Nam Cực, nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng,...)
 Phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương (VD: phá hủy môi trường sống của sinh vật biển, thiếu nước sạch sử dụng...)
 Bảo vệ sự đa dạng sinh học và có những biện pháp ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học (VD: tiêt5 chủng những nguồn gen quý hiếm có lợi cho cuộc sống, phá hỏng cảnh quan thiên nhiên...)
Câu 7a) Nêu đặc điểm dân số thế giới và của các nhóm nước nữa sau thế kĩ XX: SGK p17
        b) Tại sao dân số lại là vấn đề mang tính toàn cầu.
 Dân số thế giới tăng nhanh, qui mô dân số thế giới ngày càng lớn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề mang tính toàn cầu:
 Tài nguyên thiên nhiên và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
 Ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu
 Ảnh hưởng đến sản lượng lương thực toàn cầu và chất lượng cuộc sống của người dân.
Câu 8:a/Trái Đất nóng lên gây những thiệt hại to lớn gì?
 Nhiệt độ tăng làm băng ở hai cực tan. Dẫn đến:
 Nước biển dâng cao từ 0.2 -0.9 m làm nhấn chìm một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
 Làm thay đổi các dòng hải lưu lớn tại Đại Tây Dương và mất đi một khối lượng khí nóng do các dòng hải lưu mang lại. Nhiệt độ trung bình ở châu Âu 5o -10oC Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhiều loài động thực vật thuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái
 Cháy rừng nhiều hơn
 Gây khó khăn trong việc xây dựng nhà cửa, sân bay, nhà máy...
 Tình trạng sa mạc hóa, đại hạnvà lũ lụt xảy ra trên diện rộng làm cho diện tích trồng trọt bị giảm, mùa màng thất bát,...
Liên quan đến sự kiện trên tháng 12/2009 Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch)
b/Những nổ lực sắp tới của Việt Nam chống biến đổi khí hậu.
 Việt Nam là một trong những nước có chương trình mục tiêu quốc gia chống biến đổi khí hậu sớm nhất(12/2008). Đây là cơ sở để chúng ta có những hành động cụ thể chống biến đổi khí hậu
 Các bộ ngành sẽ nổ lực hoàn thiện chương trình hành động chống biến đổi khí hậu váo cuối quí 3 năm 2010 với những dự án cụ thể để kêu gọi sự tài trợ từ các nước. Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ vận động được nguồn tài trợ từ 3-5 tỉ USD chống biến đổi khí hậu.
*Sắp tới kế hoạch biến đổi khí hậu sẽ tập trung 5 vấn đề lớn:
 Khẩn trương xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, quai đê ở đồng bằng sông Cửu Long
 Chú trọng đến rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ đặc biệt là rừng ngập mặn có tác dụng tiêu lực sống biển
 Giảm bảo lũ phòng chống triều cường tại các tỉnh phía nam
 Đưa ra đề án chống biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long
 Hoàn thiện hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo thời tiết.
Câu 9: a/Biện pháp ứng phó của nhà nước ta đối với biến đổi khí hậu:
 Nghiên cứu xây dựng phòng chống thiên tai. Ban hành các chính sách cứu trợ thiên tai cho từng vùng
 Có chính sách khuyến khích hoạt động khoa học-công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế,...cho lĩnh vực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
 Lập huy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai.
 Nâng cao nhận thức của cộng đồng.
 Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế
 Đưa ra nhiệm vụ cụ thể và giải pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
b/Những điểm nổi bật trong bản thỏa thuận Cô-pen-ha-gen
 Các nước nhất trí phối hợp chống biến đổi khí hậu và có hành động ngăn nhiệt Trái Đất tăng 2oC
 Các nước đang phát triển sẽ báo cáo 2 năm một lần về những hành động tự nguyện để giảm khí thải
 Các nước giàu đồng ý tài trợ 30 tỉ USD trong quỹ khẩn cấp trong năm tới để giúp các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu.
 Các nước giàu đặt mục tiêu huy động 100 tỉ USD/ năm từ năm  2020.
Câu 10:
a) Tại sao nói trên thế giới sự bùng nổ dân số, già hóa dân số chủ yếu diển ra ở các nước đang phát triển (SGK trang 17).
b) Tại sao nói bước vào 2009 Việt Nam có cơ cấu dân số vàng. Cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.

     Cơ cấu dân số vàng là cơ cấu dân số có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn tỉ lệ người phụ thuộc. Năm 2009 dân số Việt Nam: 85.8 triệu người, trong đó 55 triệu người trong độ tuổi lao động-64.2% dân số, dân số phụ thuộc là 35.8%.
*Ảnh hưởng:
 Cơ hội:
 Lao động dồi dào thị trường tiêu thụ rộng lớn
 Nâng cao mức sống.  Trước đây một người lao động phải lo cho 1 người phụ thuộc thay 2 người lao động phải lo cho 1 người phụ thuộc.
 Thách thức: giải quyết việc làm, sức ép về môi trường, giáo dục, y tế, trình độ lao động chưa cao vấn đề quyền lợi xã hội khi bước qua thời kì dân số vàng.
Câu 12: Nước đang phát triển, (Việt Nam )gặp khó khăn gì khi giải quyết vấn đề môi trường.
 Kinh tế phát triển chậm, thiếu vốn.
 Thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.
 Nợ nước ngoài.
 Nhiều thiên tai, dịch bệnh.
 Đông dân
 Trình độ sản xuất thấp.
Câu 13: Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường phải có sự nổ lực chung toàn thế giới.(tư duy toàn cầu)
 Môi trường không có biên giới và không chia cắt được
 Môi trường có khả năng gây ra các phản ứng di chuyền. Nếu một bộ phận nào đó của môi trường bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
 Bảo vệ môi trường phải có sự nổ lực chung của tất cả các quốc gia mới đem laị hiệu quả cao.
Câu 14: Đặc điểm, tác hại, biện pháp  khắc phục chất độc da cam Đioxin ở Việt Nam (2011)
 Đặc điểm: được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, là chất cực độc, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo, hầu như không bị phân hủy sinh học, tồn tại bền vững trong môi trường
 Tác hại:
 Hiện tượng thấp gầy, dị ứng da, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn
 Hàm lượng cao gây ngộ độc cấp tính có thể gây từ vong
 Dị dạng cho phôi thai, ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền ngay ở cả nồng độ thấp.
 Đối với thực vật: là chất diệt cỏ, gây rụng lá và chết.
 Biện pháp:
 Khoanh vùng nhiễm và hạn chế phơi nhiễm
 Nghiên cứu sâu hơn về thời gian bán phân huỷ trong môi trường của đioxin
 Nghiên cứu về cơ chế tương tác giữa đioxin với môi trường
 Ngăn chặn sự phát tán sinh học của đioxin trong môi trường.
Câu 16:
 Trong bảo vệ môi trường phải tư duy toàn cầu, hoạt động địa phương vì:
 Tư duy toàn cầu:
Môi trường không có biên giới và không chia cắt được
Môi trường có khả năng gây ra các phản ứng di chuyền. Nếu một bộ phận nào đó của môi trường bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Bảo vệ môi trường phải có sự nổ lực chung của tất cả các quốc gia mới đem laị hiệu quả cao.

 Hành động địa phương: bảo vệ môi trường phải được tiến hành ở từng nơi cụ thể gắn với cuộc sống của con người, không có sự bảo vệ môi trường một cách chung chung
Câu 17: Nêu chiến lược và mục tiêu của sự phát triển bền vũng:
a/ Chiến lược:
-Chiến lược hiệu quả: mục tiêu của chiến lược này là tăng hiệu quả của mối quan hệ: đầu vào và đầu ra trong việc sử dụng các nguồn TN thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối SX
-Chiến lược tồn tại:chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất, năng lượng bằng việc sử dụng, chẳn hạn các chất tái sinh hoặc các chất thay thế
-Chiến lược lâu dài: nhằm nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu
-Chiến lược hoàn thiện:mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm TN và giữ gìn môi trường
-Chiến lược đoàn kết và chung sống hòa bình: nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ (gia đình, làng xóm, trương học, cơ quan...)cũng như phát triển dịch vụ Xh
b/Mục tiêu:
phát triển dân cư, bảo vệ rừng, đảm bảo lương thực, phát triển GD,tăng cường quan hệ thương mại, bảo vệ đất , tạo việc làm,tạo khí quyển, bảo vệ hòa bình, ảo vệ tính đa dạng sinh học, đổi mới cơ cấu phát triển, xóa đói giảm nghèo, xóa nợ cho các nước nghèo, hợp tác phát triển, biinhf quyền cho phụ nữ, thiết lập trật tự kinh tế TG mới....
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết