NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX:

Go down

Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX: Empty Lịch sử phát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thế kỉ XX:

Bài gửi  nguyenvanlap Sun Sep 02, 2012 8:56 pm


Khoa học địa lý có 1 sự thay đổi cơ bản, lớn lao, với bước nhảy vọt vào 20 năm sau cùng. Bản sắc nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ được khẳng định và theo tính chất nhất thể hóa, nghĩa là đối tượng của địa lý học là tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất tự nhiên – kinh tế - xã hội – nhân văn. Hơn nữa địa lý học từ 1 khoa học thiên về khoa học tự nhiên trong nhiều thế kỷ đã trở thành 1 khoa học thiên về khoa học xã hội. Con người không những được coi như 1 hợp phần nội tại của tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất, mà còn như 1 hợp phần năng động và chủ động nhất. Vì thế khi nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất để phát triển bền vững, thì yếu tố quản lí và tổ chức lãnh thổ 1 cách chủ động và khoa học của con người đã được đề cao. Sự biến đổi ấy đã khiến cho địa lý hiện đại thâm nhập vào mọi người, được mọi người cần đến, từ những nhà chiến lược toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương cho tới 1 nhà doanh nghiệp hoặc 1 người muốn đi du lịch hay nghỉ ngơi, giải trí.

1. Sự hiện đại hóa khoa học địa lý:
Có thể hình dung các quan điểm và phương pháp tiếp cận cơ bản chung nhất của địa lý học hiện đại vào nửa cuối thế kỷ XX như sau:
Do hoàn cảnh giao lưu thuận lợi, đồng thời cũng xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, với 1 thế giới đã trở thành một hệ thống thống nhất trong sự đa dạng và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, ngành địa lý thế giới có xu hướng xem xét lại toàn ngành để tập trung trí tuệ và sức lực nhằm nâng cao vai trò và vị thế của ngành trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội loài người hiện nay.
Hiện nay, xu hướng chung là tập trung các khoa học bộ phận lại dưới ngọn cờ của 1 khoa học tổng hợp – động lực, nghiên cứu các hệ thống không gian tự nhiên – kinh tế - xã hội – nhân văn thống nhất hay hoàn chỉnh, trong lịch sử phát sinh – phát triển, trong sự biến động, để đánh giá đúng hiện trạng và dự báo tương lai.
Khoa học địa lý là khoa học nằm ở giao diện giữa các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, do nhiệm vụ là nghiên cứu quan hệ giữa tự nhiên và con người, giữa xã hội và lãnh thổ, vì thế được đặt ở phía nào cũng chỉ là quy ước, nhưng hiện nay xu thế xếp vào khoa học xã hội thắng thế, vì đặt như vậy sẽ làm cho khoa học địa lý đóng góp tích cực hơn vào các quyết định và các hành động của các cơ quan lãnh đạo Nhà Nước, địa phương, của các nhà quản lí xí nghiệp, doanh nghiệp, khiến cho khoa học địa lý trở thành 1 khoa học hành động và năng động trong 1 xã hội công nghiệp hóa, đô thị hóa, tin học hóa sôi động.
Đối tượng nghiên cứu của địa lý là chiều không gian của các hiện tượng và sự vật, là tổng hợp thể không gian mà các hiện tượng và sự vật tồn tại trong đó.
Nhiệm vụ của địa lý là định vị, xác định vị trí và vị thế của các hiện tượng và sự vật, là đánh giá các tổng hợp thể không gian như các điểm, các đường, các vùng, các trường, các mạng lưới và đưa ra các mô hình để tổ chức không gian lãnh thổ, sao cho các hoạt động kinh tế - xã hội của con người diễn ra trên đó đạt được hiệu quả tốt nhất. Quan điểm nghiên cứu đồng thời nhiều vùng đã được thống nhất từ lâu, chỉ tồn tại 1 vấn đề là chưa có 1 hệ thống phân vị chung cho toàn ngành.
Khi nghiên cứu chiều không gian thì xuất phát điểm là việc coi không gian trên Trái Đất là không gian của con người, do con người tạo ra, sản xuất ra, vì lợi ích của con người. Xuất phát điểm đó đã xóa bỏ quyết định luận địa lý xưa kia, coi tự nhiên hoàn toàn chi phối con người. Đặt con người vào trung tâm của tổng hợp thể không gian địa lý thống nhất, hoàn chỉnh, là đặt con người vào vị trí làm chủ môi trường tự nhiên, sử dụng môi trường tự nhiên và khai thác nó tùy theo mục đích và khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở con người phải chăm sóc và bảo vệ môi trường tự nhiên, cho mình và cho con cái mình, bảo vệ ngôi nhà của mình và ngôi nhà chung của nhân loại. Với nhận thức như vậy, địa lý có thể đóng vai trò rất tích cực trong việc tổ chức không gian nhân tác hay nhân sinh và trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, chống ô nhiễm môi trường, là hai hoạt động kinh tế - xã hội gắn với không gian một cách trực tiếp nhất. Đó là 2 công việc có tính tổng hợp cao và rất phức tạp, nhưng phù hợp với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu đặc thù của nhà địa lý đã được đào tạo để làm.
Phương pháp tiếp cận hiện đại là phương pháp tiếp cận hệ thống, bằng các mô hình định lượng chính xác và công cụ hiện đại là hệ thông tin địa lý (GIS) với sự trợ giúp của tin học và máy tính điện tử mạnh, của mạng lưới viễn thông toàn cầu và của các kết quả viễn thám bằng máy bay và vệ tinh. Phương pháp tiếp cận hệ thống thực chất là 1 phương pháp logic, 1 phương pháp luận, để nắm được các hệ thống, nhằm mục đích điều khiển hệ thống sao cho hệ thống vận hành tốt, đạt được mục đích mong muốn. Nó được trợ giúp bởi nhiều phương pháp khác. Vì hệ thống vô cùng phức tạp, nhiều hợp phần, nhiều bộ phận, nhiều quan hệ, nhiều dòng vào và dòng ra, cho nên muốn tiếp cận hệ thống thì phải dùng phương pháp mô hình hóa. Mô hình là sản phẩm của trí tuệ, đã khái quát hóa và đơn giản hóa thực tế, để có thể phát hiện ra bản chất của hiện tượng, sự vật hay vấn đề đang xét. Mô hình phải hợp lí, nếu quá đơn giản hoặc quá phức tạp đều sẽ không đạt kết quả. Hệ thông tin địa lý được coi như 1 công cụ đắc lực cho việc phân tích hệ thống không gian, vì có sự trợ giúp của máy tính điện tử và các phần mềm tin học, cho phép vẽ bản đồ một cách tự động, nhanh chóng và đẹp, nhất là cho phép phân tích cấu trúc ngang với các đặc tính không gian và quan hệ không gian, cũng như tính toán được các mối quan hệ cấu trúc thẳng đứng. Tuy nhiên xây dựng 1 hệ thông tin địa lý rất tốn kém và công phu, do đó chỉ nên xây dựng cho những dự án tổ chức và quản lí lãnh thổ phức tạp mà làm theo phương pháp thông thường là không thể được hoặc khó và lâu.

2. Các phân hệ của hệ thống không gian địa lý hoàn chỉnh:
a. Phân hệ tự nhiên:
Điểm xuất phát là phân hệ tự nhiên vì đó là giá đỡ, là cơ sở vật chất và năng lượng của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Không đi sâu vào phương pháp truyền thống là nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, ở đây chỉ nhấn mạnh thêm vào sự nghiên cứu các dòng vật chất và năng lượng, là bản chất của các mối quan hệ tương tác trong môi trường tự nhiên, trên quan điểm địa – sinh thái và địa – hóa. Theo các quan điểm này thì con người là 1 bậc trong tháp địa – sinh thái, lấy thức ăn từ thế giới thực vật và động vật. Cốt lõi của việc nghiên cứu là tìm hiểu dòng năng lượng đi từ bức xạ Mặt Trời qua thực vật đến động vật ăn cỏ rồi động vật ăn thịt cùng với các chu trình sinh – địa – hóa của các yếu tố hóa học cần thiết cho sự sống, đi từ vô cơ sang hữu cơ rồi lại trở về vô cơ để xoay vòng mãi. Con người tham gia vào dòng năng lượng và chu trình vật chất ấy nhưng đôi lúc lại làm nhiễu loạn chúng, gây nên nhiều tác hại. Do đó, tìm hiểu sự hoạt động của hệ địa – sinh thái và tác động qua lại giữa hệ với con người, chính là nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ giữa xã hội và môi trường tự nhiên sao cho hợp lí, để giữ cho sự phát triển của xã hội được bền vững, không hủy hoại môi trường để rồi tự hủy hoại mình.
Nghiên cứu dòng năng lượng cho phép chúng ta xác định được năng suất và sản lượng của các hệ địa – sinh thái tự nhiên để vận dụng vào sự phát triển năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi. Các hệ địa – sinh thái trồng trọt và chăn nuôi có năng suất thấp hơn hệ địa – sinh thái tự nhiên, do thường là độc canh, không tận dụng hết tiềm năng tự nhiên, cho nên muốn nâng cao năng suất hệ địa – sinh thái nông nghiệp thì con người phải đầu tư thêm năng lượng hóa thạch và hóa chất. Bên cạnh quan điểm địa – sinh thái còn phải sử dụng cả quan điểm và phương pháp địa – hóa học để nghiên cứu môi trường tự nhiên trong hệ thống không gian địa lý thống nhất, hoàn chỉnh.
Cuối cùng phải xét quan hệ giữa con người và môi trường, thông qua tác động của con người vào hệ địa – sinh thái và phản ứng trở lại của hệ. Có thể phân biệt ra 2 quá trình quan hệ là quá trình khai thác các hệ địa – sinh thái tự nhiên và quá trình trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp hay làm dịch vụ. Khi khai thác tự nhiên thì tốt nhất nên tuân thủ quy luật phát triển tự nhiên của hệ, là tiến tới giai đoạn cao đỉnh qua hàng loạt diễn thế. Chiến lược khai thác các hệ tự nhiên là không được làm cản trở quá trình phát triển của tự nhiên, chỉ nên khai thác tổng hợp các dạng tài nguyên trong quần xã cao đỉnh và sao cho tất cả các sản phẩm lấy ra không quá khả năng tái sinh của quần xã. Đối với các hệ địa – sinh thái nông nghiệp nhân sinh thì phải cân nhắc cẩn thận mỗi khi nhập nội một giống mới hay sử dụng một loại phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu nào đó, sao cho không hủy diệt các loài sinh vật cộng sinh có ích, không làm hư hại môi trường hóa – lí, không làm xáo trộn quan hệ giữa các loài và tập tính thích nghi với môi trường của các loài. Đối với các hoạt động công nghiệp và dịch vụ thì quan trọng nhất là không làm nhiễu loạn các chu trình sinh – địa – hóa, đồng thời đừng biến quá trình vòng thành quá trình không vòng mà phải cố gắng biến các quá trình không vòng thành quá trình vòng nhằm đảm bảo quá trình tái sử dụng.

b. Phân hệ xã hội:
Khi khai thác tự nhiên để sản xuất và sinh hoạt, con người hoạt động trong một cộng đồng, một xã hội có tổ chức, cho nên phân hệ xã hội cần phải xét tiếp ngay sau phân hệ tự nhiên. Khi nghiên cứu các vấn đề xã hội trên quan điểm địa lý thống nhất, thì điều chúng ta quan tâm không phải là nội dung chuyên môn của các khoa học xã hội mà chỉ là sự phân bố không gian của các hoạt động xã hội và ảnh hưởng của chúng trong việc hình thành nên tính đặc thù của địa phương, thông qua các mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau và nhất là giữa chúng và môi trường tự nhiên. Hoạt động của xã hội cũng rất phong phú và đa dạng, nếu hiểu rộng thì bao gồm cả kinh tế, nhưng ở đây phân hệ xã hội chỉ gồm có các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa và sự định cư cùng với các đặc điểm của cư dân. Các vấn đề xã hội cần quan tâm là các quyền và các hình thức sở hữu và sử dụng đất đai, nội dung cơ bản của việc quản lí hệ thống lãnh thổ, rồi đến sự chênh lệch giàu nghèo và sự đấu tranh cho công bằng xã hội. Lĩnh vực xã hội phong phú nhất khi nghiên cứu hệ thống không gian địa lý là các hoạt động văn hóa. Vì nội dung nghiên cứu của địa lý là xác định các mô hình không gian của tất cả các hiện tượng và sự vật trên Trái Đất, cho nên địa lý văn hóa quan tâm đến việc giải thích sự phân bố không gian của các hiện tượng văn hóa, sự giống nhau và khác nhau về văn hóa giữa nơi này với nơi khác, sự hình thành nên những vùng văn hóa trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người, đồng thời cũng “bản đồ hóa” các kết quả nghiên cứu để trình bày với mọi người. Văn hóa cũng có sự biến đổi theo thời gian, cho nên nghiên cứu địa lý văn hóa cũng phải sử dụng cả quan điểm lịch sử. Việc giải thích các hiện tượng văn hóa và vùng văn hóa dựa vào quan hệ giữa con người và tự nhiên được gọi là văn hóa – sinh thái. Cũng có nơi thấy ảnh hưởng của tự nhiên là mạnh mẽ, rõ ràng, thường đối với những nét văn hóa cổ, nhưng càng ngày, ảnh hưởng của con người đến tự nhiên càng trở thành nhân tố quyết định thì nghiên cứu địa lý văn hóa chủ yếu là phát hiện các dấu ấn của con người trên tự nhiên.
Một không gian tự nhiên được con người biến đổi thông qua các hoạt động văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần của mình, được gọi là cảnh quan văn hóa. Cảnh quan văn hóa là tấm gương phản ánh nền văn hóa đã tạo ra nó, tức là có thể nghiên cứu văn hóa bằng khảo sát cảnh quan, trước hết về 3 phương diện: hình thái quần cư, hình thái sử dụng đất đai và hình thái kiến trúc. Chính khái niệm cảnh quan văn hóa đã mở ra khuynh hướng địa lý thống nhất trong đó hướng nghiên cứu các đô thị ngày càng phát triển.
Lê Thanh Long @ 12:36 20/01/2011
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết