NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
LỚP: 11    EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
LỚP: 11    EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
LỚP: 11    EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP: 11    EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


LỚP: 11

Go down

LỚP: 11    Empty LỚP: 11

Bài gửi  nguyenvanlap Wed Oct 03, 2018 9:23 pm

Câu 1: phân tích nguyên nhân Hoa Kỳ trở thành siêu cường kinh tế trên thế giới.
Cách làm:Trên cơ sở những đặc điểm đánh giá trình bày ý thuận lợi Dàn ý
 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
 Diện tích rộng lớn (9.6 triệu km thứ 3 thế giới)
 Lãnh thổ cân đối thuận lợi cho phân bố sản xuất, phát triển giao thông
 Nằm ở Tây Bán Cầu, trung tâm lục địa Bắc Mĩ, tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương: điều kiện phát triển kinh tế biển, tránh hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
 Tiếp giáp với Canada và khu vự Mỹ La Tinh là khu vực đông dân giàu tài nguyên. Đây là những nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm.
 Có các đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp
 Khí hậu đa dạng thuận lợi phát triển nền nông nghiệp đa dạng
 Nhiều sông lớn, mạng lưới sông ngòi khá dày đặc thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, thủy điện, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, tưới tiêu nông nghiệp
 Có diện tích rừng thứ tư thế giới thuận lợi phát triển lâm nghiệp
 Các cao nguyên với nhiều đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi
 Khoáng sản: phong phú, đa dạng thuận lợi phát triển công nghiệp (khoáng sản gì? ở đâu?)
 Kinh tế-xã hội:
 Dân số đông: t3 TG, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
 Có nguồn lao động rẻ từ châu Phi, được thừa hưởng nguồn nhân lực có trình độ cao từ châu Âu.
 Sớm hình thành nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Phát triển mạnh nền kinh tế trong chiến tranh thông qua việc buôn bán vũ khí.
 Có trình độ khoa học kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại. Thuận lợi cho kinh tế.
 Cơ sở nghiên cứu kỹ thuật khá hoàn thiện, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.
 Đi đầu trong nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
b) Các hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
 Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (27/6/2001)
 Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ 26/03/2001
 Hiệp định song phương Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực từ 10/12/2001
 Hiệp định dệt may Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực từ 1/05/2003
 Hiệp định hàng không Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực từ 14/1/2004
 Hiệp định hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005)
Câu 2 a) Nhờ những điều kiện nào mà vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trở thành vùng kinh tế quan trọng nhất của cả nước
- Điều kiện thiên nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế.
 Khoáng sản phong phú: quặng sắt, than đá, boxít, dầu mỏ... đặc biệt là các mỏ khoáng sản ở dãy núi già Apalat lộ thiên, dễ khai thác Điều kiện phát triển công nghệ.
 Sông ngòi của vùng có tiềm năng thủy điện lớn.
 Các Đồng bằng có diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu cùng với khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương Điều kiện phát triển nông nghiệp.
 Nhiều nơi bên bờ Đại Tây Dương thuận lợi cho xây dựng các hải dương lớn như Niu I-ooc, Phi-la-đen-phi-a...
 Điều kiện Kinh Tế - Xã Hội:
 Số dân: đông, chiếm 50% dân số Hoa Kỳ (lao động, tiêu thụ).
 Dân cư có trình độ kỹ thuật cao, vì đây là nơi người châu Âu di cư đến đầu tiên
 Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, có thủ đô nên góp phần được quan tâm đầu tư
 Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng là ngành tài chính ngân hàng, công nghệ. Luyện kim chế tạo ôtô và phương tiện giao thông vận tải, chế tạo máy công cụ, hóa chất...
 Vùng có nhiều Trung Tâm công nghệ lớn, nhiều thành phố lớn nhất đất nước, các dãi siêu đô thị (VD)
b) Biểu hiện và nguyên nhân của sự thay đổi không gian sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ. (lãnh thổ-sự phân bố)
 Biểu hiện:
 Vành đai Đông Bắc bị giảm sút về giá trị sản lượng công nghiệp, tỉ lệ lao động trong công nghiệp vốn đầu tư....
 Vành đai mới xuất hiện gắn liền vành đai mặt trời: bao gồm các khu vực Đông Nam, phía Tây với sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp hiện đại, có khả năng thích ứng với thị trường bên ngoài như: điện tử, tin học, vũ trụ.
 Nguyên nhân:
1) Tác động của Cuộc Cách Mạng Khoa Học Kỹ Thuật đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp mới hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nguồn năng lượng và vật liệu mới thay thế dần cho công nghiệp truyền thống.
2) Từ thập niên 70 đến nay, công nghiệp của Hoa Kỳ đã bị cạnh tranh trên ngành lĩnh vực khác nhau nên cần điều chỉnh lại sản xuất để tạo ra những lĩnh vực mới có ưu thế về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ.
3) Do sự xuống cấp của vành đai công nghiệp Đông Bắc về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật....
4/ Khu vực phía Nam và ven Thái Bình Dương có nhiều lợi thế
 Hoa kỳ chú trọng xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tần, hệ thống xa lộ, quy hoạch sông Colorado
 Gần nguồn năng lượng dầu khí dồi dào
 Columbia phát triển các nguồn năng lượng mới
 Tiện cho việc xuất nhập khẩu đến các thị trường Châu: Á, Phi, MLT
 Đây là khu vức mới phát triển nên có ĐK áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại
 Nhà nước quan tâm đến việc khai thác môi trường ven TBD
 Giá tiền công lao động rẻ hơn so với vùng ĐB
 Khí hậu có nhiều nắng ấm tạo sự hấp dẫn đối với đời sống dân cư, người hưu trí
c/ Trình bày sự thay đổi trong cơ cấu công nghiệp HK
-Tăng tỉ trọng CN hiện đại
-Giảm tỉ trọng CNTT
Giải thích: do các ngành CNTT:
-Tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu mà giá nguyên nhiên liệu trên TG ngày càng biến động
-Gây ONMT, công nghệ lỗi thời cần thay đổi
-Giá thành sản phẩm cao khó cạnh tranh với các nước đâng phát triển, nhất là các nước NICs
-Giá các mặt hàng nhập khẩu rẻ
-Lợi nhuận thấp
Trong khi đó các ngành CNHĐ lợi nhuận cao, HK có nhiều ĐK thuận lợi để phát triển:vốn , trình độ KHKT...
Câu 3)Hãy chứng minh thiên nhiên Hoa Kỳ đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế (khác với câu 1 ở đây sự đa dạng của thiên nhiên )
Câu 4a)Phân tích đặc điểm dân cư Hoa Kỳ. Giải thích nguyên nhân tạo ra đặc điểm đó.
 Dân số đông, tăng nhanh
 Đứng thứ 3 Thế Giới
 Trong hơn 200 năm dân số Hoa Kỳ tăng 59 lần
Nguyên nhân chủ yếu do nhập cư từ châu Âu, Phi, Nam Mỹ, Á.
 Thành phần phức tạp:
 83% có nguồn gốc từ châu Âu.
 33 triệu người có nguồn gốc từ châu Phi.
 33 triệu người dân Anh Điêng.
 Dân có nguồn gốc châu Á, MLT tăng mạnh
Nguyên nhân: do nhập cư từ nhiều châu lục, có nguồn gốc khác nhau.
 Phân bố không đều:
 Chủ yếu ở thành thị ( lớn hơn 70%) cụ thể 79%
 Các bang vùng Đông Bắc và ven biển có mật độ dân số cao nhất (lớn hơn 300 người/km2 ) vùng núi thuộc hệ thống Coocdie có mật độ thấp (dưới 50 người/ km2)
Gần đây đang có sự thay đổi theo hướng di chuyển dân cư từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang thuộc phía Nam và ven biển Thái Bình Dương.
Nguyên nhân: vùng Đông Bắc là nơi có lịch sử khai thác sớm nhất, nguồn tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, có nhiều thành phố và có kinh tế phát triển mạnh nhất. Gần đây xuất hiện nhiều thành phố ở vùng phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương. Vùng công nghiệp kĩ thuật cao và kinh tế ở các bang phía Nam, phía Tây phát triển nhanh hơn nên dân số có xu hướng gia tăng ở khu vực này. Vùng Coocdie có khí hậu khắc nghiệt nên mật độ dân số thấp.
Câu 4b). Năm trung tâm công nghiệp rất lớn và các ngành công nghiệp ở các trung tâm.
 Newyork: điện tử viển thông, đóng tàu, hóa chất, thực phẩm.
 Phi-la-đen-phi-a: dệt, hóa chất, cơ khí
 Đi-troi: luyện kim đen, ô tô, hóa chất.
 Si-ca-gô: luyện kim đen, ô tô, hóa chất.
 Lốt An-giơ-let: sản xuất máy bay, ô tô, đóng tàu.
Câu 5.1: Dân nhập cư tác động như thế nào đến kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
 Tích cực:
 Tạo nền văn hóa đa dạng và góp phần quan trọng trong sự gia tăng dân số thị trường tiêu thụ lớn .
 Tạo tính năng động của dân cư trong việc khai phá các vùng đất mới, khai thác tài nguyên và phát triển các cơ sở kinh tế.
 Góp phần gia tăng lực lượng lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao: lao động rành nghề từ châu Âu, giá nhân công rẻ mạc từ châu Phi...mà không mất thời gian và chi phí đầu tư ban đầu.
 Đưa ra các thành tựu khoa học kỉ thuật hiện đại từ châu Âu sang, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho Hoa Kì.
 Hạn chế:
 Tạo sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các dân tộc, làm xuất hiện mâu thuẩn giữa các cộng đồng người.
 Các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế-xã hội, bảo tồn bản sắc dân tộc luôn xảy ra làm sản xuất đình đốn, xã hội bất ổn.
 Một số dân cư có trình độ thấp gây khó khăn trong giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội.
Câu 5.2) Chứng minh Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư. Giữa các dân tộc còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng. (câu 10)
 Hoa Kì có dân số đông thứ ba thế giới (296.5 triệu người-2005) và tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư qua nhiều thời kì. Số lượng nhập cư đa số là người châu Âu, tiếp đến là Mĩ La Tinh, châu Á, Canada.
 Dân nhập cư đem đến cho Hoa Kì vốn, tri thức, lực lượng lao động lớn mà không mất chi phí đầu tư ban đầu.
 Dân cư Hoa Kì đa dạng về chủng tộc: Ơ-rô-pê-rô-it, Mông-gô-lô-it, Nêgrôit
 Dân cư có nguồn gốc từ châu Âu chiếm 83% dân số. Đây là nhóm người nắm giữ hết những quyền lực về chính trị, kinh tế. Mức sống trung bình của người da trắng cao hơn người da màu.
 Dân cư có nguồn gốc từ châu Phi khoảng 33 triệu người. Họ sống chủ yếu ở các bang miền Nam làm các công việc như khai hầm mỏ, nông nghiệp. Gần đây số người da đen tăng do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và do tiếp tục di cư từ châu Phi sang.
 Dân cư có nguồn gốc từ châu á, MLT cũng tăng nhanh, chiếm khoảng 6% ds
 Người Anhđiêng bản địa chỉ còn khoảng 3 tr người, sống chủ yếu ở vùng núi cao pT với nghề săn bắt và trồng trọt
 HK là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, vì vậy cũng có những khó khăn nhất định trong quản lí XH
 Sự chênh lệch giàu nghèo trong XH rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng (thu nhập hằng năm của 2,5 tr người giàu nhất bằng thu nhập của 100tr người nghèo nhất) đay là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn
Câu 6: Chứng minh thiên nhiên Hoa Kì đa dạng đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
 Diện tích:9.629 nghin km2 . Lãnh thổ Hoa Kì rộng gấp 28 lần Việt Nam và gồm có 3 phầ
n rõ rệt. 48 tiểu bang trên lục địa Bắc Mĩ trãi dài trên 4.500 km từ Tây sang Đông và trên 2.500 km từ Bắc xuống Nam. Ngoài ra còn có 2 tiểu bang: A-lat-ca ở phía Tây Bắc Canada và Ha-oai là một quần đảo nhiệt đới giữa Thái Bình Dương.
 Địa hình chạy theo hướng kinh tuyến của dãy núi A-pa-lat và vùng núi cao phía Tây đã làm giới hạn ảnh hưởng của đại dương đối với lãnh thổ Hoa Kì trên lục địa Bắc Mĩ. Tính chất lục địa là một yếu tố chính của khí hậu, nhưng 60% diện tích của Hoa Kì nhận được lượng mưa 600 mm mỗi năm. Miền Tây khô hạn chỉ chiếm 1/8 lãnh thổ Hoa Kì.
 Trên toàn lãnh thổ Hoa Kì có các loại khí hậu: khí hậu hải dương ở miền Tây Bắc, khí hậu cận nhiệt địa trung hải ở bang Ca-li-phooc-ni-a, khí hậu nhiệt đới ở Ha-oai, khí hậu á nhiệt đới ở miền Nam, khí hậu lục địa ẩm ở miền Đông Bắc,... cho phép sản xuất nhiều loại nông sản.
 Nguồn thủy năng của Hoa Kì được sếp vào hàng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Liên Bang Nga. Sông Xanh Lô-răng và vùng Hồ Lớn đã mở ra tuyến đường thủy quan trọng từ Đại Tây Dương vào vùng đồng bằng Trung Tâm. Sông Mi-xi-xi-pi là tuyến đường sông dài nhất thế giới ( dài 2.900 km).
 Đất đai màu mỡ, tổng cộng 130 triệu ha, chiếm 14% diện tích lãnh thổ Hoa Kì. Với diện tích đất trồng trọt được tu bổ thích hợp, đạt đến 290 triệu ha, bằng 20% diện tích Hoa Kì.
 Rừng chủ yếu là rừng cây lá kim, bao phủ 33% lãnh thổ quốc gia. Hoa Kì có các sông, suối lớn, các loài cây cỏ phong phú, đây là những tiềm lực lớn về du lịch (đặc biệt là bang Phlo-ri-đa)
 Các dòng hải lưu giao nhau ( điển hình là dòng Gớt-xtrim và La-bra-đô, dòng Bắc Thái Bình Dương và dòng Ca-li-phooc-ni-a) đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành đánh cá phát triển. Ngoài ra các của con sông lớn co phép nuôi các loài sinh vật biển.
 Tài nguyên khoáng sản của Hoa Kì rất đáng kể: Hoa Kì chiếm 38 % dự trữ than của thế giới, tập trung ở A-pa-lat, vùng đồng bằng trung tâm và hầu hết ở miền Tây. Trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên vừa phải, tập trung ở Tây Nam đồng bằng Trung Tâm, miền Tây và A-lat-ca. Ngoài ra có nhiều lưu huỳnh ở vinh Mê-hi-cô, phốt phát ơ3 Phlo-ra-đa, muối mỏ ở vùng Hồ Lớn, A-pa-lat ở vịnh Mê-hi-cô,...Hoa Kì khai thác 18% sản lượng quặng mỏ của thế giới và sự phụ thuộc của Hoa Kì vào khoáng sản nhập khẩu không vượt quá 25% nhu cầu của mình.
Câu 6: Nêu những nguyên nhân phát triển kinh tế của Hoa Kì ( nêu những chiến lược phát triển kinh tế của Hoa Kì-bỏ ý đầu tiên).
 Thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động.
 Cuộc nội chiến 1861-1865 giữa Tây Bắc Miền Bắc với địa chủ nông nghiệp Miền Nam đã giải phóng lao động, thị trường tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
 Không bị chiến tranh tàn phá mà còn được lợi lớn nhờ bán hàng hóa và vũ khí.
 Thực hiện chính sách thực dân mới nên khai thác được nhiều tài nguyên và mở rộng thị trường.
 Toàn cầu hóa nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức.
 Sự điều chỉnh chính sách kinh tế theo cơ chế thị trường rất linh hoạt.
 Đầu tư để phát triển nguồn nhân lực, tăng tính chủ động của người lao động, nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế.
Câu 7: Chứng minh Hoa Kì có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
 GDP đứng đầu thế giới, chiếm 28.5% GDP của thế giới
 Nhiều sản phẩm công nghiệp đứng đầu thế giới
 Đứng đầu thế giới về sản lượng điện, ô tô, khai thác phôtphat, mô-lip-đen
 Đứng thứ hai thế giới về sản lượng than đá, khí đốt, vàng, bạc, đồng, chì.
 Đứng thứ ba thế giới về sản lượng dầu thô.
 Nông nghiệp tiên tiến, sản lượng và gía trị sản lượng lớn nhất thế giới
 Đứng đầu thế giới về sản lượng ngô.
 Đứng thứ hai thế giới về sản lượng bông, đàn lợn.
 Đứng thứ ba thế giới về lúa mì.
 Đứng thứ tư thế giới về đường, đàn bò.
 Đứng thứ 11 thế giới về lúa gạo.
 Dịch vụ phát triển mạnh chiếm 74.9% GDP(2004), cơ cấu ngành đa dạng, có phạm vi hoạt động toàn thế giới(VD-SGK).
Câu 8: Kinh tế Hoa Kì phát triển toàn diện, còn Việt Nam phát triển chủ yếu là nông nghiệp. So sánh tiềm lực và tình hình phát triển nông nghiệp của 2 nước
Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì(SGK P51)
 Qui mô nền kinh tế
 Kinh tế thị trường
 Tính cách mạng hóa
Câu 10a). Những điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp của các vùng của Hoa Kì .
 Vùng phía Tây: các đồng bằng nhỏ ven Thái Bình Dương, đất đai màu mở, khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương, thuận lợi phát triển trồng trọt.
 Vùng Trung Tâm: phía Tây và phía Bắc có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi, phía Nam là đồng bằng phù sa của sông Mi-xi-xi-pi, khí hậu cận nhiệt, đất đai màu mở, thuận lợi cho trồng trọt, là vùng tập trung đất nông nghiệp rất lớn của Hoa Kì.
 Vùng phía Đông: phần lớn là đồi núi thấp, có đồng cỏ chăn nuôi gia súc, ven biển có các đồng bằng sông lớn, khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương phát triển cây lương thực, cây ăn quả.
Câu 10 a). Chứng minh dân cư Hoa Kì năng động.
 Dân cư Hoa Kì gồm nhiều thành phần dân tộc: người Anh Điêng, người da trắng, người da đen, người da vàng và con lai.
 Lịch sử nhập cư và nơi phân bố của dân cư Hoa Kì: là đất nước của những người nhập cư nên đa số người lao động có trình độ cao và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
 Luồng nhập cư của những người da trắng chủ yếu định cư ở vùng Đông Bắc
 Luồng nhập cư của những người đen trắng chủ yếu định cư ở vùng đồng bằng Trung Tâm và phía Nam ( vào thế kĩ XVII đến thế kĩ XX).
 Luồng nhập cư của những người đen vàng chủ yếu định cư ở vùng miền Tây ( vào cuối thế kĩ XIX đầu thế kĩ XX).
 Xu hướng thay đổi sự phân bố dân cư Hoa Kì: dân cư di chuyển từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ.
 Suy nghĩ của nguồn lao động Hoa Kì rất táo bạo, dám nghỉ, dám làm.
b). Ngày nay Hoa Kì hạn chế nhập cư như thế nào?
 Trước đây việc nhập cư vào Hoa Kì có thể coi là tự do, nhưng từ giữa thế kĩ XX đã có sự hạn chế. Có sự ưu tiên cho một số đối tượng nhất định.
 Những người tài là đối tượng ưu tiên hàng đầu. Hoa Kì có thể trả lương cao hay tạo điều kiện tốt để người tài hành nghề. Hoa Kì cũng tăng cường người nước ngoài đến du học tu nghiệp rồi tuyển chọn và cho định cư
 Những người có nhiều tiền, tài sản cũng là đối tượng ưu tiên vì họ có điều kiện, khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Hoa Kì
 Những người định cư vì lí do nhân đạo, chủ yếu là đoàn tụ gia đình.
Câu 11: Sự phân hóa tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển công nghiệp của Hoa Kì.( giảng)
 Tạo nên sự phân hóa theo lãnh thổ trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì.
 Mức độ tập trung, cơ cấu ngành và hướng phát triển công nghiệp của mỗi vùng rất khác nhau
 Vùng Đồng Bằng tập trung các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, dệt...
 Vùng phía Tây và phía Nam tập trung các ngành công nghiệp hiện đại: hóa dầu, hàng không vũ trụ, viễn thông, điện tử.
Câu 12: Trình bày sự khác biệt về tập trung công nghiệp của vùng Đông Bắc so với vùng phía Nam và phía Tây của Hoa Kì. Tại sao có sự khác biệt đó( cơ cấu lãnh thổ trùng không gian sản xuất công nghiệp).
* Sự khác nhau:
 Mức độ tập trung: vùng Đông Bắc có TTCN nhiều hơn vùng phía Tây và phía Nam do Đông Bắc là vùng công nghiệp lâu đời.
 Tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp hơn.
 Giá trị sản lượng công nghiệp cao hơn.
 Lực lượng lao động trong công nghiệp nhiều hơn.
 Vùng Đông Bắc tập trung công nghiệp truyền thống.
 Vùng phía Tây và phía Nam tập trung các ngành công nghiệp hiện đại.
 Giải thích: do nền kinh tế của khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong những năm gần đây phát triển mạnh.
 Vùng phía Tây và phía Nam mới hình thành nên có điều kiện áp dụng những kĩ thuật hiện đại. Đồng thời nó gần với thị trường Mĩ La Tinh và châu Á.

nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết