NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
LỚP : 11   EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
LỚP : 11   EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
LỚP : 11   EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP : 11   EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP : 11   EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP : 11   EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP : 11   EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP : 11   EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
LỚP : 11   EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


LỚP : 11

Go down

LỚP : 11   Empty LỚP : 11

Bài gửi  nguyenvanlap Wed Oct 03, 2018 9:10 pm

Câu 1: WTO là gì ? Cho biết quá trình hình thành, mục tiêu và các chức năng cơ bản.
 WTO là tổ chức thương mại thế giới.
 Qúa trình hình thành:
 Tiền thân là GATT ra đời 1948 (gồm 92 nước thành viên)
 WTO ra đời váo 1/1/1995 gồm 125 nước thành viên
 Số lượng thành viên ngày càng tăng- Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO (gia nhập 2007)
 Mục tiêu:
 Thúc đẩy tăng trưởng thương mại, hàng hóa dịch vụ trên thế giới
 Giải quyết các vấn đề bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, vấn đề sở hữu trí tuệ.
 Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người lao động ở các nước thành viên
 Chức năng:
 Quản lí và thực hiện các hiệp định đa phương.
 Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương.
 Giám sát chính sách thương mại quốc gia, giải quyết các tranh chấp thương mại.
 Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.
Câu 2: Cơ hội và thách thức (có thể dung từ ảnh hưởng) của toàn cầu hóa đối với Việt Nam (hoặc hỏi thời cơ và thách thức cuả VN khi gia nhập WTO).
 Cơ hội:
 Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, điều kiện mỡ rộng thi trường.
 Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, kĩ thuật, nguyên liệu và sản phẩm.
 Thu hút đầu tư nước ngoài
 Khai thác hợp lí và có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước
 Thúc đẩy quá trình phân công lao động
 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
 Được hưởng quyền ưu đãi, có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước trong WTO      
 Thách thức:
 Dễ dẫn đến các hậu quả về môi trường và tài nguyên
 kinh tế Việt Nam chưa thực sự ổn định và phát triển mạnh
 Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng còn nhiều hạn chế
 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cón chậm
 Ngân sách đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại còn thấp
 Trình độ quản lí kinh tế còn thấp
 Sử dụng nguồn vốn cần đạt hiệu quả cao hơn
 Bị cạnh tranh quyết liệt
 Gây sức ép về văn hóa: văn hoá nước ngoài du nhập vào Việt Nam vì vậy cần chọn lọc nếu không thì giá trị, văn hóa truyền thống bị mai một
 Gây sức ép về tự nhiên và môi trường. Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức      tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Nhận chuyển giao công nghệ lỗi thời từ nước phát triển, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
Câu 3 a: Những biểu hiện cho thấy Việt Nam đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa.
 Nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước
 Nước ta bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
 Đã và đang tham gia vào các tổ chức liên kết khu vực: ASEAN, APEC...
 Nước ta thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
 Nước ta có ngoại thương phát triển ở tầm cao mới
 Nước ta đã hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên.
Câu 3 b: Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu vì: ( hoặc hỏi tại sao trong giai đoạn hiện nay việc tăng cường liên kết kinh tế quốc tế và khu vực là tất yếu?).
 Phù hợp với huớng phát triển của các quốc gia. Như vậy nếu không gia nhập vào quá trình này sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển
 Một quốc gia không thể tự mình đáp ứng đầy đủ và toàn vẹn trong quá trình phát triển nên đòi hỏi các nước phải hợp tác trên phạm vi toàn cầu thông qua đó sẽ phát huy được lợi thế so sánh của các nước trong nền kinh tế thế giới.
 Qúa trình phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ nên các nước ngày càng liên kết.
 Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô thương maị ngày càng lớn.
 Xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu              liên kết giải quyết
 Giúp nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn sự cách biệt với các nước phát triển thông qua sự chuyển giao công nghệ.
Câu 4: Phân tích cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá.
 Cơ hội:
 Tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận kỉ năng và kinh nghiệm quản lí nền kinh tế phát triển cao
 Truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức quản lí, về sản xuất và kinh doanh, đưa kinh nghiệm và kiến thức đến các dân tộc ở nhiều nước, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Tạo khả năng phát triển, rút ngắn và mang laị nguồn lực quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển từ nguồn lực vật chất đến tri thức và kinh nghiệm, về chiến lược dài hạn, về tổ chức tiến hành ở cấp vĩ mô quốc gia đến cấp quy mô từng doanh nghiệp.
 Thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau nhiều hơn.
 Các nguồn nhân lực có điều kiện di chuyển trao đổi cho nhau, giúp nhau tạo lợi thế so sánh
 Mở ra khả năng phối hợp các nguồn lực giữa các quốc gia, dân tộc để giaỉ quyết các vấn đề có tính toàn cầu như: dân số, môi trường, chiến tranh,...
 Thách thức:
 Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, trong từng quốc gia và từng nhóm dân cư
 Cạnh tranh gay gắt, naỷ sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng các vấn đề xã hội
 Gây hậu quả khốc liệt về môi trường, mất đi bản sắc dân tộc đối với lớp trẻ sinh ngoại, vọng ngoại.
 Làm phổ biến, lan tràn các dịch bệnh, phổ biến văn hóa ngoại lai, lối sống traí với thuần phong mĩ tục vốn có
 Các lực lượng tổ chức phản động như: Majia, khủng bố, những tổ chức tội phạm, các giáo phái có liên kết xâm nhập vào các quốc gia
 Đặt các nước đang phát triển trước những thử thách mà nếu vượt qua sẽ thuận lợi rất lớn, còn ứng phó thất bại thì cũng tổn thất rất lớn.
=> Mỗi quốc gia cần có chiến lược thông minh, điều chỉnh kịp thời để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và vượt qua những thách thức.
Câu 5: Toàn cầu hóa là gì? Nguyên nhân làm xuất hiện toàn cầu hóa. Tác động toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Để toàn cầu hóa vận động một cách hữu hiệu các nước cần phải làm gì?
 Khái niệm:SGK
 Nguyên nhân:
 Sự tăng trưởng của thị trường tài chính toàn cầu
 Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới sau khi chiến tranh lạnh kết thúc
 Sự phát triển của các công ty đa quốc gia
 Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và việc ứng phó nó
 Quốc tế hóa những vấn đề môi trường, dân số, phòng chống các bệnh hiểm nghèo...
 Tác động đến các nước đang phát triển:
  + Tích cực:
• Chuyển giao công nghệ, tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống
• Phân công lao động tốt hơn, các nước đang phát triển có thể chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa có hàm lượng lao động cao
• Tạo điều kiện cho sự luân chuyển các dòng vốn, hàng hóa sức lao động
  + Tiêu cực:
• Việc xuất khẩu hàng hóa mới qua sơ chế, lao động không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao bị bất lợi
• Tính tự trị và hậu quả của chính sách kinh tế quốc gia bị suy giảm
• Gây ra hoặc làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng về kinh tế- xã hội giữa các nhóm nước khác trên thế giới
 Các nước cần phải làm:
 Công khai minh bạch trong thông tin, cung cấp thông tin một cách thường xuyên và đầy đủ
 Từ bỏ hoạt động buôn bán phi pháp và sự bảo hộ dựa trên liên kết ngầm, thủ tiêu tham nhũng
 Sữa đổi và nâng cao công tác thống kê tài chính, tránh khủng hoảng tiền tệ
 Hình thành chuẩn mực ứng xử quốc tế, chống phá hoại môi trường.
Câu 6: Thế nào là toàn cầu hóa?(trình bày phần khái niệm, biểu hiện, hệ quả-ý lớn). Taị sao nói toàn cầu hóa làm tăng khoảng cách giàu nghèo?
      Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại sẽ giàu lên nhanh chóng. Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trỡ thành những khó khăn dài hạn, rất khó khắc phục và là lực cản cho sự phát triển tiếp theo.
Câu 7: Đặc điểm của nền kinh tế thế giới (bài 5). Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng những vấn đề gì?
 Phát triển bền vững là phát triển để thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thất đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.
 Ở Việt Nam  phát triển bền vững được hiểu là một cách phát triển toàn diện, phát triển bao trùm các mặt đời sống xã hội, gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định giá trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Câu 8: Hợp tác và đấu tranh là hai xu thế chính của quan hệ quốc tế hiện nay
Em hiểu như thế nào về câu nói trên.
Tại sao nói Việt Nam cũng phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh với các nước trong khu vực, trong quá trình phát triển kinh tế.
a. Giải thích:
 Hợp tác:
 Cùng phát triển kinh tế-xã hội trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
 Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế về mặt còn yếu của từng quốc gia
 Mở rộng qua hệ trao đổi thương mại
 Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển
 Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phaỉ giải quyết: chiến tranh- hòa bình, dân số- tài nguyên- môi trường,...
 Đấu tranh:
 Chống sự can thiệp nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.
 Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường quốc tế.
 Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
b. Để phát triển kinh tế, nước ta vừa phải hợp tác vừa cạnh tranh với các nước trong khu vực vì:
 Do xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết kinh tế với các nước khác.
 Các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút đầu tư, học được kinh nghiệm quản lí vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
 Việc khai thác tài nguyên biển Đông ( haỉ sản, dầu khí, giao thông, du lịch); khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.
 Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá giống nhau: khoáng sản kim loại, dầu khí, nông sản nhiệt đới(gạo, cao su, cà phê,...), hải sản (tôm, cá,...), nguồn nhân lực dồi dào;
 Các nước Đông Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thi trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoaì khu vực là tất yếu.
Câu 9: Toàn cầu hóa đã có mấy lần diễn ra trước khi có toàn cầu hóa như hôm nay
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới. Trước khi bước vào toàn cầu hóa mới bắt đầu từ cuối thế kĩ XX, loài người trải qua 3 lần toàn cầu hóa.
 Lần thứ nhất vào cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX, sau khi Cristop Columbo tìm ra châu Mĩ, châu Âu “khai hóa” thế giới, theo đó tư bản được tích lũy lớn để nước Anh trở thành bá chủ toàn cầu.
 Lần thứ hai vào nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1914, khi người chau Âu chinh phục châu Á , còn Nhật  Bản nắm cơ hội tiến hành cuộc “Duy tân” hưng thịnh đất nước
 Lần thứ ba kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1970.
 Đặc điểm chung của 3 lần “toàn cầu hóa” này đều có chung tác nhân của chiến tranh và chính sách thực dân, trình độ phát triển của nhiều nước cón thấp, mỗi  thời kì có các quốc gia bá chủ thế giới, các vấn đề chung mang tính toàn cầu hóa xuất hiện chưa  nhiều, chưa mạnh mẽ. Các vấn đề toàn cầu hóa chưa được thể chế hóa hoặc thể chế hóa ở một số lĩnh vực rất hẹp.
 Lần thứ tư từ thập niên 80 đến nay,  gọi là “toàn cầu hóa hiện đại”. Toàn cầu hóa hiện đại được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin và bao trùm hầu hết các lĩnh vực của loài người, với cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế được tăng cường sâu rộng, cả lượng và chất bởi 3 động lực: kĩ thuật công nghệ thông tin, không gian địa lí và tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia và còn được thể chế hóa nhiều hơn.
      Toàn cầu hóa là xu hướng phát triển kinh tế - xã hội mang tính tất yếu, có ảnh hưởng  tác động ngày càng mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực của con người trên bình diện thế giới. Tuy nhiên, do thời gian tiến hành công nghiệp hoá, các điều kiện nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia không giống nhau. Do vậy, thực tế sự tham gia, mức độ được hưởng lợi hoặc chịu tác động tiêu cực từ quá trình toàn cầu hóa cũng khác nhau giữa các quốc gia.
Câu 10: Trình bày đặc điểm của các nước đang phát triển.
 Thường có GDP thấp
 Thường có GDP bình quân đầu người thấp do dân số đông (Êtio6pia: 112 USD người/năm - 2004)
 Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở khu vực I cao,đang tập trung vào khu vực II, III nên có sự tăng nhưng còn thấp.
 Khoáng sản và hàng sơ chế chiếm tỉ lệ cao trong xuất khẩu (năm 2001 chiếm 30%)
 Phần lớn là nợ nước ngoài nhiều, nhiều nước không có khả năng trả
-Trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp.
 Gia tăng dân số còn cao chiếm 80% dân số thế giới
 HDI thấp (0.694-2003-trung bình của thế giới: 0.741-2003)
 Đô thị hóa tự phát không gắn với công nghiệp hóa
 Tuổi thọ thấp đặc biệt các nước châu Phi trung bình là 52 tuổi
 Y tế, giáo dục chưa phát triển mạnh
Câu 11: Bản chất của toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa như thế nào?
 Bản chất: là quá trình tăng lên mạnh mẽ những quan hệ, sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc, toàn thế giới
 Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa: toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn cao của quốc tế hóa. Nhưng khác với quốc tế hóa, toàn cầu hóa làm cho các mối liên hệ giữa các quốc gia, các dân tộc tăng lên chưa từng có về cả chiều rộng, lẫn chiều sâu, bao quát nhiều lĩnh vực khác, tác động đến mọi quốc gia, mọi khu vực – thế giới. Tác động mạnh vào chiều sâu trong các mối liên hệ.
Câu 12: Chứng minh mối liên hệ giữa TCH và KVH vừa thống nhất vừa mâu thuẩn.
*Thống nhất:
 Có chung nguồn gốc là QTQ nền kinh tế do sự phát triển của lực lượng sản xuất, biểu hiện của liên kết quốc tế.
 Đều có vai trò thúc đẩy các nước mở cửa nền kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau, đòi hỏi các nước tham gia phải có sự thay đổi cho phù hợp với quy tắc chung.
 Khu vực hóa kích thích thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ đó thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
*Mâu thuẩn:
 Khu vực hóa gắn với bảo hộ nghiêm ngặt trong quan hệ đối ngoại, dẫn đến sự chia cắt thị trường thế giới và sự cạnh tranh giữa các tổ chức. Khu vực ngày càng gay gắt dẫn đến cuộc cạnh tranh kinh tế trong một thế giới đa dạng.
Câu 13: Công ty xuyên quốc gia có vai trò như thế nào trong quá trình toàn cầu hóa?
 Thúc đẩy đầu tư nước ngoài
 Đẩy mạnh thương mại quốc tế
 Góp phần phát triển nguồn lực trong nước và tạo việc làm
 Thúc đẩy nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết