NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12

Go down

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12 Empty Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12

Bài gửi  nguyenvanlap Sun Oct 21, 2012 10:00 pm

Hoàng Sa - Trường Sa
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 12: Chiếm hữu bằng vũ lực là bất hợp pháp
QĐND - Thứ Hai, 19/09/2011, 20:9 (GMT+7)
Kể từ 1885, luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ đã thay đổi sâu sắc. Đối với các đất vô chủ terres res nullius, đó là việc chiếm hữu thực sự, không gián đoạn và thường xuyên mà sự không liên tục tương đối lớn có thể được châm chước nếu có phù hợp với việc duy trì quyền có thông báo việc chiếm cứ đó cho các cường quốc khác thông qua con đường ngoại giao. Một danh nghĩa đã từng được thiết lập có thể mất đi nếu quốc gia sở hữu danh nghĩa này nhường lại cho quốc gia khác hoặc bằng con đường chuyển nhượng hoặc bằng con đường thụ đắc theo thời hiệu.


Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay. (nguồn: Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin-Truyền thông)



Trong trường hợp thứ nhất, một hiệp ước phải được ký kết để ghi nhận sự chuyển giao quyền lực. Trong trường hợp thứ hai, cơ chế thụ đắc theo thời hiệu đòi hỏi hai điều kiện đồng thời.

- Quốc gia danh nghĩa từ bỏ danh nghĩa của họ và lãnh thổ trở thành lãnh thổ bị từ bỏ dereclictio.

- Quốc gia cạnh tranh thực thi việc chiếm hữu lãnh thổ yêu sách, mà việc này có thể được coi như giá trị và áp đặt cho quốc gia thứ ba phù hợp với các điều kiện được yêu cầu. Đó là một sự “củng cố bởi tác động của thời gian” - thuật ngữ mà Ch.de Visscher sử dụng - khi tiến hành thực thi chủ quyền thực sự, công khai, liên tục và hòa bình. Thụ đắc theo thời hiệu không có gì khác hơn trong trường hợp này - như Ch.Rousseau từng chỉ ra - là một nhãn hiệu nhằm che đậy việc chiếm hữu bị giảm giá vì không đúng luật [1].

Thụ đắc theo thời hiệu gần như lúc nào cũng là cơ sở cho một hành vi vi phạm [2]. Do vậy, để minh chứng danh nghĩa thụ đắc theo thời hiệu, bên chiếm cứ thứ hai phải thể hiện được một sự quản lý hòa bình, có hiệu lực và không có lỗ hổng nào về chủ quyền lãnh thổ trước sự thờ ơ nghiêm trọng của bên chiếm cứ đầu tiên.

Luật quốc tế cổ điển không ngăn ngừa việc sử dụng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ. Tuy nhiên, hình thức thụ đắc này yêu cầu ký kết một hiệp ước hòa bình. Trong đầu thế kỷ XX, những toan tính đầu tiên nhằm hạn chế việc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế đã được ghi nhận với học thuyết Drago (1902 - 1907). Cuối cùng, bước quyết định theo hướng cấm sử dụng vũ lực đã được thực hiện bằng việc thông qua Hiệp ước Paris ngày 26.8.1928 (Pacte Briand-Kellogg).

Từ đó trở đi, quy tắc truyền thống sử dụng vũ lực đã bị lên án. Ý tưởng này đã được khẳng định lại trong Điều 2, Khoản 4 Hiến chương LHQ:

“Các nước thành viên của tổ chức kiềm chế, trong quan hệ quốc tế của họ, đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của tất cả các quốc gia, hoặc mọi cách khác không phù hợp với mục tiêu của LHQ”.

Nguyên tắc này đã được phát triển và củng cố trong NQ 2625 (XXV) của Đại hội đồng LHQ ngày 24.10.1970 (Tuyên ngôn về các nguyên tắc của luật pháp đề cập các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ):

“Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.

Hiến chương LHQ và các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ cũng lên án mọi sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ. Các nước thành viên LHQ phải giải quyết “Các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, sao cho hòa bình và an ninh quốc tế cũng như pháp lý không bị đe dọa” [3].

TS Nguyễn Hồng Thao – Nguồn Báo Thanh Niên
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết