NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo)

Go down

THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo) Empty THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo)

Bài gửi  nguyenvanlap Fri Sep 28, 2012 7:17 pm

1. Hãy nêu những biểu hiện để chứng tỏ thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông - Tây.
- Xét một cách tổng thể, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt, đó là : vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
- Địa hình nước ta có sự phân hoá theo Đông - Tây, từ Đông sang Tây nước ta có 3 dạng địa hình chủ yếu : phía đông là dạng địa hình bờ biển, tiếp đến (ở giữa) là địa hình đồng bằng, phía tây là vùng đồi núi.
- Khí hậu cũng có sự phân hoá theo Đông - Tây, cụ thể tính chất khí hậu hải dương giảm dần từ Đông sang Tây.
- Từ sự phân hoá khí hậu và địa hình theo Đông - Tây dẫn đến đất đai, sinh vật cũng có sự thay đổi từ đông sang tây, cụ thể : ven biển là nơi tập trung đất cát, cát pha và rừng ngập mặn ; đồng bằng ở giữa chủ yếu là đất phù sa thích hợp với cây trồng hàng năm, đặc biệt là cây lúa nước ; vùng đồi núi phía tây là nơi tập trung hệ thống đất badan thích hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển rừng
2. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của vùng biển và thềm lục địa.
- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của vùng biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
- Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
3. Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển có những đặc điểm gì ?
- Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
- Đồng Bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa mở rộng, nông ; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu (như dải đồng bằng Nam Trung Bộ). Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển này. Thiên nhiên có phần khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.
4. Thiên nhiên vùng đồi núi có những đặc điểm gì ?
- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
- Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
5. Hãy nêu những biểu hiện của sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc. Giải thích sự khác nhau đó.
- Biểu hiện sự khác biệt rõ nhất về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc là sự khác biệt về khí hậu. Ở vùng núi thấp Đông Bắc mùa đông lạnh đến sớm ; còn ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao. So với vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc chịu tác động của biển nhiều hơn.
- Có sự khác biệt đó là do bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, vì thế mà Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong khi đó Đông Bắc lại chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp và sâu sắc. Và cũng vì dãy núi Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự tác động của gió mùa Đông Bắc từ biển thổi vào nên vùng Tây Bắc thường bị khô vào mùa đông. Sự khác nhau về thiên nhiên của hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc một phần cũng do vị trí gần biển, xa biển mang lại.
6. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao ? Sự phân hoá theo độ cao biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào ở nước ta ?
- Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao là do địa hình nước ta rất đa dạng, bao gồm cả địa hình đồng bằng, trung du, núi già, núi trẻ ; có nhiều dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn,… Với các độ cao địa hình khác nhau đã làm thay đổi khí hậu theo từng độ cao (cứ lên cao 100 m thì giảm khoảng 0,60C) kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác.
- Sự phân hoá theo độ cao biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên : khí hậu, đất đai, sinh vật.
7. Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được chia làm mấy đai ? Đó là những đai nào ?
Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được chia làm 3 đai :
- Đai nhiệt đới gió mùa : Ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 - 700 m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1 000 m.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi : Ở miền Bắc có độ cao từ 600 - 700 m đến 2 600 m, ở miền Nam từ 900 - 1 000 m đến 2 600 m.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi : có độ cao từ 2 600 m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
8. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai nhiệt đới gió mùa.
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình- tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi : từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm.
- Trong đai này có hai nhóm đất :
+ Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,...
+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn diện tích là feralit đỏ vàng, tốt nhất là loại đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.
- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới :
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ, rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40 m, phần lớn các loại cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
+ Ngoài ra còn có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa : rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt như hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi ; hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh ngập mặn trên đất mặn, đất phèn (chua mặn) ven biển ; hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên cát, đất thoái hoá vùng khô hạn.
9. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
- Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
- Ở độ cao từ 600 - 700 m đến 1 600 - 1 700 m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng đã tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích luỹ, hình thành đất feralit có mùn với đặc tính chua. Đồng thời quá trình phong hoá yếu đi nên tầng đất mỏng hơn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc ; các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.
- Ở độ cao trên 1 600- 1 700 m, nhiệt độ thấp, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài ; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có mặt các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
10. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai ôn đới gió mùa trên núi.
- Khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C, có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất chủ yếu là đất mùn thô.
- Nhóm đất mùn của đai cận nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên. Diện tích còn lại là núi đá, mặt nước sông hồ.
11. Sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao có ý nghĩa gì ?
Thiên nhiên nước ta phân hoá theo đai cao đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tài nguyên sinh vật, cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ có sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao mà ngay trong nền khí hậu nhiệt đới, nước ta có cả các sinh vật cận nhiệt và ôn đới. Đó là những nguồn thực phẩm phong phú cung cấp cho nhu cầu của người dân và là những nguồn nguyên liệu đa dạng cho ngành công nghiệp chế biến.
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết