NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều.

Go down

Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. Empty Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều.

Bài gửi  nguyenvanlap Fri Sep 28, 2012 6:51 pm


1. Sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng)trong một tháng âm lịch.
Mặt Trăng là một quả cầu tròn, một thiên thể không tự phát sáng. Ánh sáng mà ta nhìn thấy được phản chiếu từ Mặt Trời. Như vậy, khi phần trăng được chiếu sáng quay về phía chúng ta thì ta mới nhìn thấy trăng. Song phần nhìn thấy luôn thay đổi. Sự thay đổi tuần hoàn này trong một tháng âm lịch gọi là tuần trăng.
Chu kì tuần trăng bằng 29,5 ngày đêm trên Trái Đất. Thời gian này được gọi là tháng giao hội (là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà mặt trời và mặt trăng ở cùng một phía đối với Trái Đất và vết chiếu của Mặt Trăng lên mặt phẳng hoàng đạo nằm trên đường thẳng nối tâm mặt trời và tâm trái đất).
Do Trái Đất chuyển động quanh mặt trời, còn mặt trăng lại quay xung quanh trái đất nên vị trí tương đối của mặt trăng đối với mặt trời và trái đất thay đổi. Đó chính là nguyên nhân tạo nên các tuần trăng.
- Ngày cuối tháng âm – dương lịch, mặt trăng ở vị trí giao hội (giữa mặt trời và trái đất), phía mặt trăng quay về trái đất không được mặt trời chiếu sáng. Lúc đó ta không thấy trăng, đó là ngày sóc.
- Ngày đầu tháng, trăng chếch một chút so với mặt trời, do đó có một phần được chiếu sáng, có hình lưỡi liềm, đó là trăng non.
- Vào khoảng ngày 7 và 8 âm – dương lịch, mặt trăng đến vị trí vuông góc với đường nối tâm trái đất và mặt trời, nó quay một nửa phần được mặt trời chiếu sáng về phía trái đất, ta nhìn thấy trăng có hình bán nguyệt, đó là trăng thượng huyền.
- Vào ngày 14 và 15, mặt trăng, mặt trời ở vị trí xung đối (mặt trăng đối diện với mặt trời). Mặt trăng hướng toàn bộ phần được chiếu sáng về phía trái đất, nên ta thấy trăng tròn, đó là ngày vọng.
- Vào ngày 23 âm – dương lịch, mặt trăng lại đến vị trí vuông góc với đường nối tâm trái đất và tâm mặt trời, ta lại thấy hình bán nguyệt – đó là trăng hạ huyền. Qua ngày hạ huyền, trăng lại tiếp tục nhỏ dần thành hình lưỡi liềm rồi tới cuối tháng lại không có trăng.
2. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều.
Do trái đất và mặt trăng đều quay xung quanh tâm chung của hệ thống mặt trăng và trái đất nên đã sinh ra lực li tâm, lực này đồng đều ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và có hướng ngược về phía mặt trăng. Ở tâm trái đất, lực hấp dẫn của mặt trăng bằng lực lực li tâm. Ở điểm hướng về mặt trăng lực hấp dẫn lớn hơn li tâm. Ở điểm đối diện thì lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn.
Tác động qua lại giữa lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm đã sinh ra hiện tượng thủy triều. Kết quả là vật chất trên trái đất có xu hướng dâng cao ở cả hai phía : phía hướng về mặt trăng và hướng đối diện. Hiện tượng sóng triều biểu hiện rõ nhất là ở các đại dương.
- Ở phía nửa Trái Đất hướng về mặt trăng, lực hấp dẫn của mặt trăng lớn hơn lực li tâm, còn ở phía nửa không hướng về mặt trăng thì lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn. Tại điểm hướng về mặt trăng, vì ở gần mặt trăng nên lực hấp dẫn lớn nhất, do đó triều cao nhất (nước ở C và D dồn đến). Tại điểm đối diện (B) lực li tâm lớn hơn lực hút, nên thủy triều cũng dân cao.
- Khối lượng của mặt trời rất lớn so với trái đất, nhưng vì mặt trời ở xa nên lực hấp dẫn của mặt trời với trái đất chỉ bằng ½, 17 lần lực hấp dẫn của mặt trăng. Tuy vậy lực hấp dẫn của mặt trời cũng góp phần sinh ra thủy triều.
- Khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng mà mặt trăng ở giữa (ngày trăng non hay ngày sóc), thì mặt trăng và mặt trời đều hút nước về cùng một hướng; khi đó thủy triều lên cao nhất.
- Khi 3 thiên thể thẳng hàng nhưng trái đất ở giữa (ngày trăng tròn hay ngày vọng) thì mặt trăng và mặt trời đều hút nước về phía mình; tuy hút về 2 hướng khác nhau song nước triều cũng lên cao.
- Những lúc mặt trời, mặt trăng và trái đất vuông góc với nhau (thượng huyền hoặc hạ huyền) thì hai lực hút của mặt trăng và mặt trời phân tán theo hai hướng vuông góc nhau, do đó nước triều lên và xuống ít nhất, đó là thời kì nước kém
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết