NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức
NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ

Go down

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ Empty Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển. Cho ví dụ

Bài gửi  nguyenvanlap Fri Sep 28, 2012 6:42 pm

jocolor
1. Bờ biển và các dạng địa hình
- Đường bờ biển là đường ranh giới giữa mặt biển và đại dương với mặt lục địa xung quanh.
- Bờ biển là dải lục địa ngay sát đường bờ, trên đó có những dạng địa hình do sóng ở mực nước biển hiện nay tạo ra
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình bờ biển
Các dạng địa hình bờ biển được hình thành do nhiều nhân tố: sóng, thủy triều, dòng ven bờ. Trong đó, sóng do gió tạo nên có vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó thường xuyên, liên tục với cả ba quá trình : xâm thực (mài mòn), vận chuyển và tích tụ.
2.1. Nhân tố sóng biển
- Sóng được hình thành khi gió đang thổi, ngay khi gió ngừng, sóng vẫn tiếp tục, gọi là sóng ngoài khơi, sóng có thể kéo dài xa hàng trăm hoặc hàng ngàn kilomet.
- Sóng tự nó di chuyển về phía trước với tốc độ có thể đo được. Các phần tử nước dưới sâu đi theo quỹ đạo : các phần tử trên đỉnh sóng di chuyển về phía trước, chìm xuống khi gặp vùng lõm tiếp theo rồi di chuyển về phía sau dưới vùng lõm rồi nhô lên khi gặp đỉnh sóng kế cận.
- Khi sóng tiếp cận bờ, nước cạn hơn do đó dạng sóng và các phân tử nước sẽ thay đổi. Khi nước vừa cạn, phần trước của sóng dựng đứng, đỉnh sóng sẽ đổ về phía trước như đập vào bờ hình thành sóng vỗ bờ. Vào lúc này các phân tử nước sẽ bị sóng ném mạnh vào đường bờ tạo thành năng lượng phá hủy đường bờ.
- Sóng phá hoại bờ biển bằng tác dụng vỗ bờ, tạo nên các mảnh vật liệu vụn mà về sau các đợt sóng khác hoặc dòng biển cuốn đi. Khi sóng biển mang theo những mảnh vụn đá đó thì tác dụng phá bờ của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.
- Tác dụng phá hủy bờ của sóng biển thể hiện đặc biệt mạnh mẽ ở những bờ dốc đứng, đáy biển khá sâu. Tại nơi đó, khi có bão lớn, sóng biển có thể dâng cao đến 20m, với áp lực lên đến hàng chục tấn/m3, làm cho những khối đá lớn hàng chục tấn có thể bị đánh sập và lôi đi. Điều đó không thể xảy ra ở những nơi bờ biển thoải. Tác dụng phá hủy bờ của sóng phu thuộc vào đất đá ở bờ biển. Những tầng đá trầm tích có thế nằm cắm vào phía lục địa sẽ bị phá hủy nhanh nhất, tầng đá cắm dốc về phía biển mức phá hủy nhẹ nhất. Đá càng bị nứt nẻ càng dễ bị phá hủy.
- Tác dụng của phong hóa, nứt nẻ của trọng lực, của bão tố, khiến các khối đá treo bị sập xuống, biến thành đá tảng và đá vụn. Số đá vụn này dần dần sẽ bị sóng biển cuốn đi nơi khác, rồi sóng lại tiếp tục phá hủy bờ biển lúc này đã lùi vào phía trong. Nền đá mới hình thành dưới đới triều gọi là thềm sóng vỗ hay thềm mài mòn. Dưới tác dụng của sóng vỗ liên tục địa hình trên dần dần trở thành một phần của thềm lục địa
- Một số ví dụ về các dạng địa hình do sóng biển:
+ Sóng tạo đê cát ven bờ: Đê cát ven bờ là những thể trầm tích đặc biệt có hình dáng một con đê chạy song song với đường bờ, được thành tạo do sóng, đặc biệt là sóng bão, tạo nên dòng bồi tích ngang trong pha biển tiến. Điều kiện hình thành:
• Phải có nguồn cát ở sườn bờ ngầm được tích tụ từ trước, gần gũi với nơi tạo đê cát.
• Bờ biển phải có cấu trúc dạng địa lũy và địa hào khối tảng chạy song song với bờ.
• Bờ biển trực diện với hướng sóng.
• Sóng bão là nhân tố quyết định tôn cao đột ngột đê cát trong các pha biển tiến
+ Sóng tạo doi cát nối đảo : doi cát nối đảo (tombolo) là một bàn đảo nhỏ một đầu nối liền với bờ biển, đầu kia nối với đảo đá gốc (bán đảo Hòn Gốm, Hòn Khói, Sơn Trà,…). Diều kiện thành tạo:
• Đảo liên hệ với đất liền (bờ) bằng một cấu trúc nâng hay dưới dạng một dãy đá ngầm.
• Đáy biển xung quanh giàu cát và tương đối nông.
• Bờ biển phía góc tù của doi cát là biển hở, động lực sóng mạnh
• Sóng bão là nhân tố quyết định tôn cao doi cát nối đảo trong các pha biển tiến tương đối với các đê cát ven bờ.
• Sóng tạo thềm mài mòn ven biển
+ Sóng thành tạo các doi đất cửa sông : Tàn dư các cồn cát cửa sông còn để lại ở đồng bằng châu thổ bồi tụ mạnh như sọng Hồng và sông Cửu long dưới dạng các gò cát hình cánh cung, hình lưỡi liềm quay ra biển, chạy song song với bờ (VD: Cồn Vành, Cồn Lu, Cồn Mờ,…) Điều kiện hình thành:
• Phải có lượng phù sa lớn do sông mang tới
• Phải có đới sóng đổ nhào
• Cửa sông là vùng biển hở, hướng lan truyền của sóng vuông góc hoặc gần vuông góc với bờ.
2.2. Nhân tố thủy triều.
Thủy triều gồm có nhật triều và bán nhật triều. Hoạt động của thủy triều là hoạt động địa chất ngoại sinh quan trọng tạo nên các cảnh quan trầm tích : bãi triều, lạch triều, đồng bằng triều, môi trường mangro, vũng vịnh cửa sông, đầm lầy ven biển.
Trong thủy triều, nước biển dâng lên và hạ xuống tạo ra những dòng triều hướng vào đất liền hoặc ra biển; tốc độ này khác nhau tùy thuộc vào từng vùng biển. Khi dòng biển tràn vào sông sẽ chặn đứng dòng chảy của sông và dồn ép khiến nước sông chảy ngược dòng.
Các loại bãi triều :
- Bãi triều cuội – sạn pha cát : phát triển vùng bờ có đá gốc hoặc đá trầm tích
- Bãi triều cát : đặc trưng cho vùng biển hở (miền Trung Việt Nam)
- Bải triều lầy : thành phần trầm tích chủ yếu là sét, đặc trưng cho vùng biển kín và nửa kín.
- Bãi triều hỗn hợp : ở những vùng bờ động lực thay đổi, giàu phù sa, bờ biển bồi tụ mạnh.
2.3. Dòng biển ven bờ
Dòng biển ven bờ có tác dụng cuốn trôi các vật liệu tích tụ ven bờ, di chuyển chúng đến vị trí khác và bồi tụ ở đó
nguyenvanlap
nguyenvanlap
Phong Tặng
Phong Tặng

Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

https://diavinhlong.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết