NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 63 người, vào ngày Wed Aug 10, 2016 8:35 pm
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ

Sun Sep 02, 2012 9:20 pm by nguyenvanlap


I. Khái niệm về quy luật địa lý:
Qui luật địa lý là mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng địa lý, được chi phối bởi sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy.
II. Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của LLE:
1. Định nghĩa:
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các hợp phần và mỗi bộ phận lãnh thổ của LLE.
2. Nguyên nhân:
Các hệ thống trong LLE tuy rất đa dạng, nhưng vẫn có chung một số dấu hiệu nhất định sau đây:

a) Các hệ thống thường bao gồm nhiều hợp phần và bộ phận cấu tạo.
Các hợp phần cấu tạo là các hợp phần vật chất và năng lượng, còn các bộ phận cấu tạo là các đơn vị lớn, nhỏ nằm trong hệ thống.
Thí dụ: Nếu ta coi một quả đồi là một hệ thống địa – sinh thái cấp cảnh dạng (dạng địa lí) thì các hợp phần cấu tạo của nó là đá, đất, nước, khí hậu, thực vật, động vật, vi sinh vật; còn các bộ phận cấu tạo là các hệ thống cấp thấp hơn; cấp cảnh diện (diện địa lí) như đỉnh đồi, sườn đồi, chân đồi. Mỗi bộ phận của hệ thống vẫn có đá, đất, nước, khí hậu và sinh vật riêng của mình.

b) Giữa các hợp phần, các bộ phận với nhau đều có mối quan hệ qua lại mật thiết. Đồng thời tất cả mọi hợp phần và bộ phận của lớp vỏ địa lý đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực. Chính thông qua các mối quan hệ tương tác này mà hệ thống không phải là con số cộng của các hợp phần và các bộ phận. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các hợp phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất, trong đó hợp phần này phụ thuộc vào hợp phần khác, hợp phần này ảnh hưởng tới hợp phần khác. Tính hoàn chỉnh của hệ thống này to lớn và mang đặc tính chung đến mức mà nếu trong tổng thể địa lí hay trong LLE chỉ một khâu nào đó thay đổi thì tất cả các khâu còn lại cũng thay đổi theo. LLE về toàn thể là một hệ thống vừa hoàn chỉnh vừa không cân bằng.

c) Giữa hệ thống và môi trường bên ngoài cũng có sự thống nhất với nhau.
Môi trường ở đây không chỉ tất cả những gì bên ngoài hệ thống, có thể tác động đến hệ thống và đồng thời chịu tác động ngược lại của hệ thống. Bởi vì giữa hệ thống và môi trường bên ngoài cũng có sự thống nhất nên khi tìm hiểu, nghiên cứu một hệ thống phải khép kín nó lại trong một ranh giới nhất định. Nếu như không xác định đúng phạm vi của hệ thống sẽ không tìm ra được “cửa vào” và “cửa ra” các dòng quan hệ của hệ thống, từ đó ta không thể hiểu được sự hoạt động của hệ thống, không điều khiển được hệ thống. Sự hoạt động của hệ thống bao giờ cũng phụ thuộc vào ngoại cảnh. Vì vậy phải đặt hệ thống vào môi trường của nó. Một khi hoàn cảnh bên ngoài của hệ thống cũng được xác định cụ thể phạm vi, thì ta có một hệ thống lớn.

3. Ý nghĩa:
a. Ý nghĩa khoa học.
− Củng cố quan điểm vững chắc về sự tồn tại của LLE
− Trong sự phát triển của khoa học, con người là thực thể tự nhiên, chính con người có tác động mạnh đến tự nhiên.
b. Ý nghĩa thực tiễn.
− Hoạt động kinh tế của xã hội loài người chẳng qua là sự can thiệp vào bước tiến triển xác định của các quá trình tự nhiên trong vỏ cảnh quan. Việc thay thế thực vật hoang dại bằng thực vật gieo trồng, việc xây dựng các đập trên sông, việc dẫn nước tới các miền hạn hán, việc làm khô các đầm lầy, … nhất định sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ tổng thể tự nhiên của cảnh quan và trải qua một thời gian có thể dẫn tới những kết quả bất ngờ, trong đó có cả những kết quả trái với ý muốn của con người. Nguồn kích thích đầu tiên khơi ra bởi con người, giống như một loại “máy cảm ứng”, đã gây ra trong tự nhiên một “phản ứng dây chuyền” độc đáo nghĩa là hàng loạt những thay đổi tự động. Phản ứng này trong hàng loạt trường hợp có thể tự tăng lên: thí dụ, đường cày của con người cực kì nhỏ hơn rãnh xâm thực nhưng nó đã là điểm xuất phát của rãnh xâm thực.
− Qui luật này báo trước sự cần thiết trước hết phải nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc địa lí của bất kì lãnh thổ nào muốn đem sử dụng. Theo cách diễn đạt của Armand (1966), trong tự nhiên tồn tại không chỉ đơn thuần một loạt các nguyên nhân và hậu quả mà còn cả một bức thêu về các mối liên hệ qua lại. Chỉ có nhận thức được cấu trúc “dạng bức thêu” này mới có thể phán đoán được rằng mối tương quan giữa các hợp phần của tổng thể địa lí thay đổi theo phương hướng nào dưới tác dụng của các biện pháp kinh tế.
− Quy luật này sẽ giúp cho con người sử dụng tự nhiên một cách hợp lí hơn và có thể tránh được những tai biến không đáng có. Ví dụ ở miền đất thấp Tây Sibir trước đây có kế hoạch xây dựng các trạm thủy điện, nhưng sau khi tham khảo ý kiến của các nhà địa lí thì những đề án như vậy đã phải bỏ đi, bởi vì việc thực hiện các đề án đó sẽ làm cho miền đất thấp này trở thành ẩm ướt quá mức và sẽ gây cản trở rất nhiều đến việc sử dụng toàn diện tài nguyên tự nhiên của miền này.
Nói một cách giản đơn, việc cải tạo tự nhiên hợp lí không thể không tính đến qui luật về tính hoàn chỉnh của vỏ cảnh quan. Sự can thiệp của những người không hiểu biết vào lĩnh vực các mối liên hệ nhân quả tinh tế tự nhiên chẳng khác gì sự can thiệp của những con ong vào mạng nhện (Armand, 1966)
Lê Thanh Long @ 12:46 20/01/2011


Comments: 0

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG on your social bookmarking website

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Most active topic starters
nguyenvanlap
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Vote_lcapCÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Voting_barCÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Vote_rcap 
thpthp.co.cc
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Vote_lcapCÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Voting_barCÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Vote_rcap 
JUSTINVL6012905
CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Vote_lcapCÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Voting_barCÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ Vote_rcap 

Affiliates
free forum

Top posting users this week
No user

Statistics
Diễn Đàn hiện có 16 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: tuoi tre

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 406 in 385 subjects