NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Join the forum, it's quick and easy

NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG
Chia sẽ kiến thức

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LỚP 10
Quy luật địa đới: EmptyThu Nov 01, 2018 8:06 pm by nguyenvanlap

» THI KTLMON
Quy luật địa đới: EmptyWed Oct 24, 2018 7:41 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 10
Quy luật địa đới: EmptyTue Oct 09, 2018 7:29 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật địa đới: EmptyMon Oct 08, 2018 9:54 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật địa đới: EmptyMon Oct 08, 2018 9:51 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật địa đới: EmptyMon Oct 08, 2018 9:49 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật địa đới: EmptyMon Oct 08, 2018 9:47 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật địa đới: EmptyMon Oct 08, 2018 9:46 pm by nguyenvanlap

» ĐỊA 12
Quy luật địa đới: EmptyMon Oct 08, 2018 9:44 pm by nguyenvanlap

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 63 người, vào ngày Wed Aug 10, 2016 8:35 pm
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Quy luật địa đới:

Sun Sep 02, 2012 9:11 pm by nguyenvanlap

1. Khái niệm địa đới.
Là sự thay đổi có qui luật của các quá trình địa lí và các tổng thể tự nhiên từ xích đạo đến hai cực.

2. Nguyên nhân gây tính địa đới.
− Do dạng cầu của Trái Đất và góc tới không đồng nhất của các tia Mặt trời đến bề mặt Trái Đất, dẫn đến sự phân bố không đều của bức xạ Mặt Trời theo độ vĩ.
− Độ nghiêng của trục Trái Đất đối với mặt phẳng hoàng đạo (dưới một góc vào khoảng 66,50) gây ra sự phân hóa theo mùa, làm phức tạp hóa thêm sự phân bố theo đới của nhiệt, khí ẩm và làm sâu sắc thêm những tương phản theo đới.
− Do sự tự quay quanh trục của Trái Đất, gây nên sự lệch hướng chuyển động của các vật thể và các khối khí, về bên phải ở nửa cầu bắc và về bên trái ở nửa cầu nam, cũng đưa đến những phức tạp vào sơ đồ của tính địa đới.
Bởi vì năng lượng Mặt Trời trên thực tế là nguồn gốc duy nhất của các quá trình vật lí, hóa học và sinh vật trên bề mặt Trái Đất, cho nên các quá trình ấy nhất thiết phải mang tính chất địa đới. Song tính địa đới địa lí có cơ chế rất phức tạp, nó biểu hiện hoàn toàn không như nhau trong môi trường khác nhau, trong các hợp phần và quá trình khác nhau, cũng như trong các bộ phận khác nhau của LLE.

3. Phạm vi biểu hiện của tính địa đới.

a. Tính địa đới của cân bằng nhiệt trên bề mặt Trái Đất.
Nhìn chung nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về 2 cực. Tuy nhiên, cực đại của tổng bức xạ đi tới bề mặt Trái Đất trùng không phải với xích đạo, mà là với dải nằm giữa các vĩ tuyến 20 và 300 cả ở nửa cầu bắc lẫn ở nửa cầu nam. Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở chỗ quyển khí ở trên các độ vĩ này trong suốt hơn cả đối với các tia mặt trời (mây có nhiều trong quyển khí trên xích đạo làm phản xạ, khuếch tán và hấp thụ một phần các tia Mặt Trời).
LLE không hấp thụ năng lượng Mặt trời một cách thụ động, mà phân bố lại nó theo cách của mình. Có thể nhận thấy năng lượng bức xạ trên bề mặt đại dương lớn hơn nhiều so với đất nổi (do khả năng phản xạ của đất nổi cao hơn).
Những biểu hiện quan trọng nhất là tính địa đới của các khối khí, sự hoàn lưu của quyển khí và sự tuần hoàn của khí ẩm. Các khối khí khác biệt theo nhiệt độ, hàm lượng hơi nước, tỉ trọng. Có bốn loại khối khí cơ bản: xích đạo (nóng và ẩm), nhiệt đới (nóng và khô), ôn đới (mát và ẩm) và cực (lạnh và tương đối khô). Tỉ trọng khác nhau của các khối khí (áp lực không khí khác nhau) gây nên sự phá vỡ tình trạng cân bằng nhiệt động trong tầng đối lưu và sự hoàn lưu của các khối khí. Tương ứng với các khối khí thì mỗi nửa cầu có bốn đới chính: xích đạo (áp suất thấp, lặng gió, các dòng khí vươn lên), nhiệt đới (áp suất cao, tín phong đông), ôn đới (áp suất giảm bớt, gió tây) và cực đới (áp suất cao, gió đông). Ngoài ra người ta còn phân biệt ba đới chuyển tiếp: á cực đới, á nhiệt đới và á xích đạo, trong đó các loại hoàn lưu và khối khí luân phiên nhau theo mùa. Như vậy có thể nói hoàn lưu của quyển khí là một cơ chế mạnh mẽ phân phối lại nhiệt và ẩm, nhờ đó mà những khác biệt nhiệt độ theo đới trên bề mặt Trái Đất bị xoa dịu đi và sự phân bố nhiệt mang tính chất theo vĩ tuyến một cách đúng đắn hơn.

b. Tính địa đới của quá trình tuần hoàn khí ẩm và mức độ làm ẩm gắn liền chặt chẽ với tính địa đới trong hoàn lưu của quyển khí.
Điều này thể hiện rõ rệt trong sự phân bố lượng mưa. Như chúng ta thấy, tính địa đới trong sự phân bố mưa vốn có tính nhịp điệu độc đáo: ba cực đại (cực đại chủ yếu ở xích đạo và hai cực đại thứ yếu ở các độ vĩ ôn đới) và bốn cực tiểu (ở các độ vĩ cực và nhiệt đới).
Song lượng mưa thật ra không quy định mức độ làm ẩm, hay độ đảm bảo nước của các quá trình tự nhiên và cảnh quan nói chung. Mọi người đều biết rõ rằng ở đới thảo nguyên với lượng mưa hàng năm 500mm; chúng ta nói rằng mức độ làm ẩm ở đấy chưa đủ, nhưng ở đới đài nguyên với lượng mưa 400mm, chúng ta lại cho rằng mức độ làm ẩm ở đấy dư thừa. Vì thế mà cần phải biết không chỉ lượng nước hàng năm gia nhập vào cảnh quan, mà cả lượng nước cần thiết cho hoạt động tối ưu của nó. Chỉ số tốt nhất về nhu cầu nước là độ bốc hơi. Có thể thấy rằng những thay đổi theo độ vĩ của lượng mưa và độ bốc hơi không trùng nhau và thậm chí trong một chừng mực lớn có tính chất trái ngược nhau. Tỉ số giữa lượng mưa với độ bốc hơi hàng năm có thể được dùng làm trị số của sự làm ẩm khí hậu.
Cách biểu hiện tương quan giữa nhiệt và ẩm quen thuộc nhất là sử dụng chỉ số độ khô mà M. I. Budyko và A. A. Grigoriev đã đề ra. Nó có dạng: K = R / Lr trong đó R là cân bằng bức xạ hàng năm, L – tiềm nhiệt hóa hơi, r – tổng lượng mưa hàng năm. Như vậy, chỉ số này biểu hiện tỉ lệ giữa dự trữ có ích của nhiệt bức xạ với lượng nhiệt cần phải chi dùng để làm bốc hơi toàn bộ lượng mưa ở địa điểm nào đấy.
Các đường đẳng trị về chỉ số độ khô trên những nét chung cũng trùng với ranh giới của các đới, nhưng ở các đới dư thừa ẩm thì độ lớn của chỉ số nhỏ hơn đơn vị, còn ở các đới khô hạn – lớn hơn 1. Cường độ của nhiều quá trình địa lí tự nhiên khác phụ thuộc vào tương quan giữa nhiệt và mức làm ẩm.

c. Tính địa đới được phản ánh trong mọi hiện tượng địa lí khác – trong các quá trình của dòng chảy và chế độ thủy văn, trong các quá trình đầm lầy hóa và hình thành nước ngầm, trong sự di động của các nguyên tố hóa học, trong sự hình thành vô phong hóa và đất, địa hình bề mặt Trái Đất, trong thế giới hữu cơ. Tính địa đới còn biểu hiện rõ rệt ở tầng bên trên của đại dương, cũng như ở đáy đại dương.

Các quần xã sinh vật, các hệ sinh thái tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. Sự tồn tại, phát triển, sự phân bố của chúng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái của môi trường nhất là điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu. Do đó sự phân bố của sinh vật cũng mang tính địa đới, biểu hiện ở sự phân bố của các đới sinh vật theo vĩ độ. Trong mỗi đới khí hậu thường có mỗi đới sinh vật đặc trưng (vĩ độ cận cực – đới đài nguyên; ôn đới lạnh – rừng lá kim; chí tuyến – hoang mạc; xích đạo – rừng mưa nhiệt đới).
Như vậy, tính địa đới là qui luật chung thật sự của LLE. Bởi vì những biểu hiện của nó trong mọi hợp phần có liên hệ qua lại với nhau, cho nên có thể nói về tính địa đới của các cảnh quan và các hệ địa sinh thái nói chung. Cơ cấu đới của LLE là biểu hiện tổng hợp của quy luật địa đới. Trong cơ cấu này tồn tại một hệ thống các đới cảnh quan.

4. Biểu hiện của tính địa đới ở Việt Nam.

* Việt Nam nằm gọn trong khu vực nội chí tuyến, nhích về phía chí tuyến hơn là về phía xích đạo lẽ ra sự phân hoá theo vĩ độ phải không đáng kể như ở các lãnh thổ khác cùng vĩ độ, thí dụ như Ấn Độ (0,040C /1 độ vĩ tuyến).

* Xét nhiệt độ tháng nóng nhất (VII) ta thấy đúng như vậy (Hà Nội 28,80C, thành phố Hồ Chí Minh 28,80C). Như vậy, sự phân hóa Bắc Nam ở nước ta là do nguyên nhân khác, nguyên nhân địa ô.

* Về mùa đông: Hoạt động của gió mùa đông bắc với khối khí cực đới biến tính NPc gây sự chênh lệch về nhiệt độ giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên tới 90C, (16,60C và 25,60C), nghĩa là gần 10C/1 độ vĩ tuyến. Vì thế, khi tính theo nhiệt độ trung bình năm, sự phân hóa Bắc–Nam ở Việt Nam tới 0,350C/1 độ vĩ tuyến, gấp bội các nước khác cùng vĩ độ.

Sự phân hóa Bắc – Nam diễn ra rất từ từ, giữa hai vĩ độ gần nhau sự khác biệt rất nhỏ, khó thấy.

(i) Bước nhảy thứ nhất: xảy ra ở vĩ độ 180B (đèo Ngang).
* Từ đèo Ngang trở ra phía bắc: là khu vực mà phần lớn lãnh thổ thuộc đai nội chí tuyến chân núi, có mùa đông dài từ 3 tháng trở lên (nhiệt độ trung bình tháng mùa đông dưới 180C, có nơi dưới 150C), có một số ít nơi chỉ có thời kỳ lạnh và thời tiết lạnh khi gió mùa đông bắc mới tràn về do mùa đông chưa đủ 3 tháng, như các vùng ven biển và khu vực trung gian từ sông Chu (vĩ tuyến 200B) đến đèo Ngang.
* Từ phía nam đèo Ngang: ngay các đồi cao (300-500m) cũng không có đủ một mùa đông dài 3 tháng dưới 180C, nếu muốn có thì phải lên miền núi và khi đó lại là sự phân hoá theo đai cao. Tại vùng đồng bằng ven biển, không còn tháng nào nhiệt độ dưới 180C nữa, tức đã sang khu vực có tính chất nhiệt đới rõ rệt.

(ii) Bước nhảy vọt thứ hai.
- Xảy ra ở vĩ tuyến 160B, (đèo Hải Vân). Nếu chỉ xét theo chỉ tiêu về nhiệt độ tháng lạnh nhất dưới 180C thì ranh giới này không quan trọng bằng ranh giới đèo Ngang. Nhưng nếu xét đến nhân tố phân hoá chính là gió mùa đông bắc và các thời tiết lạnh do nó gây ra thì ranh giới đèo Hải Vân lại quan trọng hơn đèo Ngang.
- Gió mùa đông bắc thường phải đến đèo Hải Vân mới dừng lại và quãng đường từ Lạng Sơn đến đèo Hải Vân, gió mùa chỉ đi mất 24 giờ. Khi đến Thừa Thiên vẫn có thời tiết lạnh, mà biển hiện rõ nhất là nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối. Nhiệt độ trung bình tháng dưới 100C còn gặp ở Bình Trị Thiên (Đồng Hới 8,30C, Huế 8,80C).
* Nhiệt độ tối thiểu là nhân tố sinh thái giới hạn sự phân bố của sinh vật, vì thế các loài thực vật nhiệt đới phương Nam khó tính thường không vượt quá 160B, thí dụ như Sao, ngược lại loài chịu lạnh phương Bắc vẫn có khả năng xuống đến đây, thí dụ như Lim.

* Khu vực 18 - 160B vẫn mang tính chất trung gian, chuyển tiếp từ khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc sang khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Chỉ từ phía nam vĩ tuyến 160B, mới không còn có những nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến sinh vật.

(iii) Bước nhảy vọt thứ ba.
* Xảy ra ở vĩ độ 140B xấp xỉ con đường 19 từ Qui Nhơn qua An Khê đi Plây Cu.
- Từ phía nam đèo Hải Vân vì không có mùa đông mà sự phân hóa quan trọng là sự phân hoá trong chế độ ẩm. Do ảnh hưởng của khối núi Công Tum thượng mà khí hậu phía bắc vĩ độ 140B tương đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu sắc.
- Nhưng từ phía nam đèo An Khê, địa hình thấp xuống, mùa khô trở nên sâu sắc, đồng thời kéo dài, có thể trên 5 - 6 tháng. Ngoài ra chỉ từ Qui Nhơn, tổng nhiệt độ toàn năm mới đạt tiêu chuẩn vòng xích đạo (Quảng Ngãi 9.4540C; Qui Nhơn 9.6360C).


Comments: 0

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of NGUYỄN VĂN LẬP TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG VŨNG LIÊM VĨNH LONG on your social bookmarking website

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Most active topic starters
nguyenvanlap
Quy luật địa đới: Vote_lcapQuy luật địa đới: Voting_barQuy luật địa đới: Vote_rcap 
thpthp.co.cc
Quy luật địa đới: Vote_lcapQuy luật địa đới: Voting_barQuy luật địa đới: Vote_rcap 
JUSTINVL6012905
Quy luật địa đới: Vote_lcapQuy luật địa đới: Voting_barQuy luật địa đới: Vote_rcap 

Affiliates
free forum

Top posting users this week
No user

Statistics
Diễn Đàn hiện có 16 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: tuoi tre

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 406 in 385 subjects